Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cheng Heng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tiểu sử: clean up, replaced: → (6) using AWB
n →‎Tiểu sử: clean up, replaced: → using AWB
Dòng 78:
Ngay sau cuộc [[Đảo chính Campuchia 1970|đảo chính năm 1970]], [[Thủ tướng]] [[Lon Nol]] và [[Phó Thủ tướng]] [[Sisowath Sirik Matak|Sirik Matak]] đã sắp đặt một cuộc bỏ phiếu tại [[Quốc hội]] thông qua quyết định truất phế Sihanouk, đồng thời chính thức thành lập nước Cộng hòa Khmer, Heng được đưa lên làm Quốc trưởng thay thế vai trò của Sihanouk cho đến khi cuộc bầu cử được sắp xếp. Tuy nhiên, trên thực tế thì chức vụ Quốc trưởng của ông chủ yếu chỉ đóng vai trò về mặt nghi lễ, mọi quyền hành thực sự đều nằm trong tay của Lon Nol và Sirik Matak mà theo lời của Sihanouk thì Heng chỉ là một "con rối không hơn không kém".<ref name=sihanouk51>Sihanouk, p.51</ref> Ngoại trừ các cuộc họp báo, Cheng Heng cũng nhận được sự viếng thăm của các chính trị gia nước ngoài và gặp phải các rắc rối nhỏ khác như trường hợp của [[William Shawcross]] liên quan một sự cố trong chuyến thăm từ [[Phó Tổng thống Hoa Kỳ|Phó Tổng thống Mỹ]] [[Spiro Agnew]] vào tháng 7 năm 1970 ở Phnom Penh, đóng vai trò là Quyền Quốc trưởng, ông buộc phải tranh luận với nhân viên [[Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ]] về việc huấn luyện cách sử dụng súng cho hắn trong khi ông đang cố gắng chào đón Agnew tới [[Cung điện Hoàng gia Campuchia]].<ref name=shawcross176>Shawcross, p.176</ref>
Lon Nol về sau sử dụng một cuộc khủng hoảng chính trị để loại bỏ Heng và tước mất vai trò của ông vào đầu năm [[1972]].<ref name=ks>The 'crisis' was precipitated after Sirik Matak sacked a dissident Sihanoukist academic, Keo An - the brother of Keo Sann, Heng's opponent in the 1966 election.</ref> Đến năm [[1973]], dưới áp lực của [[Hoa Kỳ|Mỹ]] lên Lon Nol để mở rộng sự tham gia chính trị, Heng được bầu làm Phó chủ tịch trong "Hội đồng Chính trị Tối cao" được thiết lập để cai trị đất nước vào thời gian đó. Ảnh hưởng của Hội đồng đã sớm bị loại bỏ và Lon Nol trở lại cách thức cai trị theo thuyết nhân vị của nước Cộng hòa sa đọa. Đầu năm [[1975]], lực lượng Khmer Đỏ được sự yểm trợ đắc lực của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] đã tiến hành tung quân bao vây thủ đô Phnom Penh, suốt thời gian bao vây, Khmer Đỏ cho công bố bản danh sách "Bảy Kẻ Phản Bội" trong đó có tên Heng (còn lại bao gồm Lon Nol, [[In Tam]], Sisowath Sirik Matak, [[Long Boret]], [[Sosthene Fernandez]] và [[Sơn Ngọc Thành]]), nhận thấy sẽ bị xử tử ngay lập tức trong trường hợp phe Cộng sản giành chiến thắng. Heng vội vàng rời khỏi đất nước vào ngày 1 tháng 4 tới tị nạn chính trị tại [[Paris]], nơi ông liên kết với các nhóm lưu vong tập trung vào tổ chức [[Son Sann]].