Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ilyushin Il-2”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → using AWB
Dòng 21:
'''[[Ilyushin]] Il-2''' ''Shturmovik'' ([[Tiếng Nga]]: Ил-2 Штурмовик) là một [[máy bay cường kích|máy bay tấn công mặt đất]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], được chế tạo bởi [[Liên Xô|Liên bang Xô viết]] với số lượng rất lớn. Cùng với chiếc máy bay tiếp theo của nó [[Ilyushin Il-10]], tổng cộng 36.183 chiếc đã được chế tạo, khiến nó trở thành kiểu máy bay quân sự được chế tạo với số lượng lớn nhất thế giới trong lịch sử hàng không (nếu tính cả máy bay dân dụng thì nó đứng thứ hai, chỉ sau [[Cessna 172]] và [[Polikarpov Po-2]].
 
Với các phi công lái Shturmovik, chiếc máy bay này được gọi đơn giản là "Ilyusha". Với các binh sĩ Liên Xô, nó được gọi là "Thằng gù," "Tăng bay", hay cái tên mang ý nghĩa nhất đề cao nhất ''"Bộ binh bay"'', trong khi quân Đức đặt tên cho loại máy bay này là ''Fleischer (Gã đồ tể)''. Máy bay Il-2 có một vai trò quan trọng trên Mặt trận phía Đông, và trong quan điểm của Liên Xô đây là máy bay giữ vai trò quyết định lớn nhất trong lịch sử chiến tranh dưới mặt đất hiện đại. [[Iosif Vissarionovich Stalin|Josef Stalin]] đã dành cho Il-2 một sự quan tâm to lớn, và coi Il-2 là một vũ khí không thể thiếu của [[Hồng Quân|Hồng quân]]. Khi một nhà máy máy bay sản xuất loại máy bay này bị chậm trễ tiến độ, Stalin đã gửi một thông điệp cho giám đốc nhà máy, trong đó nhấn mạnh: "Chúng quan trọng với Hồng quân như không khí và bánh mì." <ref name="stalinquote">Hardesty 1982, p. 170.</ref>
 
IL-2 có vỏ giáp giày để chống lại đạn súng máy phòng không hoặc mảnh đạn pháo phòng không, cộng với [[thùng nhiên liệu tự hàn kín]] để tăng khả năng sống sót. Có nhiều chiếc IL-2 bị trúng đạn khắp thân, lỗ thủng dày đặc nhưng vẫn có thể bay tiếp, vì vậy có những [[quảng cáo]] của Liên Xô ca ngợi rằng IL-2 ''"không hề bị đạn của địch làm thương tổn, lỗ thủng tự liền lại"''<ref>Con người bay lên trời-Nhà xuất bản Trẻ p34</ref>
Dòng 27:
== Thiết kế và phát triển ==
 
Ý tưởng về một loại máy bay tấn công mặt đất có giáp bảo hộ của Xô viết đã xuất hiện ngay từ [[thập niên 1930]] khi [[Dmitry Pavlovich Grigorovich]] thiết kế chiếc '''TSh-1''' và '''TSh-2''' hai tầng cánh có giáp bảo vệ. Tuy nhiên, các động cơ Xô viết thời kỳ ấy không đủ công suất cần thiết để giúp chiếc máy bay nặng nề này có thể hoạt động tốt.
 
Giai đoạn sản xuất bắt đầu năm [[1941 trong thời gian biểu hàng không|1941]] với tên gọi '''Il-2''', và 249 chiếc đã được chế tạo ở thời điểm [[Đức Quốc xã|Phát xít Đức]] xâm lược [[Liên Xô|Liên bang Xô viết]] ngày [[22 tháng 6]] năm [[1941]].
Dòng 35:
===Vỏ giáp===
[[Tập tin:Il-2-Krumovo, Bulgaria-September 2006.JPG|nhỏ|phải|Il-2M tại Bảo tàng Hàng không Quốc gia Krumovo, Bulgaria]]
Chiếc Il-2 được [[Sergey Vladimirovich Ilyushin|Sergey Ilyushin]] và đội của ông thiết kế tại [[Phòng thiết kế trung ương]] năm [[1938]]. '''TsKB-55''' là chiếc máy bay hai chỗ ngồi với lớp vỏ giáp nặng 700&nbsp;kg (1.540&nbsp;lb), bảo vệ [[phi công]], [[động cơ]], [[bộ tản nhiệt]], và [[thùng nhiên liệu]].
 
Trọng lượng rỗng của Ilyushin hơn 4.500&nbsp;kg (gần 10.000&nbsp;lb), lớp vỏ giáp nặng 700 &nbsp;kg, chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng máy bay. Nguyên mẫu, cất cánh lần đầu ngày [[30 tháng 12]] năm [[1939 trong thời gian biểu hàng không|1939]], đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh cấp chính phủ trước chiếc [[Sukhoi Su-6]] và nhận được tên định danh [[Không quân Xô viết|VVS]] '''BSh-2'''. Tuy nhiên, BSh-2 cuối cùng bị từ chối nhường chỗ cho bản thiết kế một chỗ ngồi nhẹ hơn là '''TsKB-57''', chiếc máy bay này cất cánh ngày [[12 tháng 10]] năm [[1940]]. Động cơ [[Mikulin AM-35]] 1.370 sức ngựa (1.022&nbsp;kW) nguyên bản tỏ ra quá yếu và đã được thay thế bằng động cơ 1.680 sức ngựa (1.254&nbsp;kW) [[Mikulin AM-38]] trước khi chiếc máy bay đi vào giai đoạn sản xuất.
 
Do được sử dụng để bay thấp và bổ nhào tấn công các mục tiêu trên mặt đất nên Il-2 sẽ phải hứng chịu rất nhiều hỏa lực phòng không, nhất là súng bộ binh, súng đại liên và pháo cao xạ. Vì vậy, một số phần trên máy bay được bọc thêm lớp vỏ giáp chống đạn nặng 700 &nbsp;kg (bảo vệ buồng lái, động cơ, bộ tản nhiệt, thùng nhiên liệu) để tăng khả năng sống sót. Lớp giáp bọc kín động cơ cùng buồng lái của IL-2 dày 5-12 &nbsp;mm, có khả năng chống lại các loại đạn súng máy. Trong hồi ký của mình, Anh hùng Liên Xô, phi công từng lái Il-2, [[Valentin Averianov]] viết rằng: ''“Bất chấp thực tế rằng vỏ giáp máy bay không được thiết kế để chống lại các loại đạn từ 20mm trở lên, nó vẫn đủ sức làm chệch hướng nhiều viên đạn loại này”''.
 
Các kỹ sư Liên Xô còn chế tạo một lớp vỏ bằng chất liệu tổng hợp đặc biệt để bảo vệ phần đuôi của Il-2. Khi đạn va chạm với lớp vỏ tổng hợp, lớp vỏ vỡ ra, khiến lính Đức tin rằng đã bắn thủng được máy bay, tuy nhiên lớp vỏ thép bên trong của Il-2 vẫn còn nguyên khiến nó hoàn toàn có khả năng tiếp tục chiến đấu. Điều này đã khiến quân Đức vô cùng ngạc nhiên, thậm chí cho rằng cường kích IL-2 của Liên Xô có khả năng "tự chữa lành vết thương", bởi rõ ràng lính Đức tận mắt chứng kiến vỏ máy bay vỡ ra, nhưng ngay lập tức lỗ thủng đã "liền lại". Lớp vỏ đặc biệt đó đã mang lại cho Il-2 một sức sống dẻo dai: Đã có hàng trăm chiếc Il-2 trở về sân bay với hàng chục vết đạn chi chít. Tuy nhiên nhờ lớp vỏ được thiết kế rời và nhẹ, chỉ trong một ngày, những người thợ máy Liên Xô có thể khẩn trương thay vỏ mới và vá lại mọi lỗ thủng, để hôm sau các chiến đấu cơ IL-2 lại lên đường làm nhiệm vụ.
Dòng 53:
Ngoài những vũ khí chính gồm pháo và rocket, từ năm 1943, Il-2 bắt đầu được trang bị bom mini [[PTAB]] (ПТАБ, viết tắt của Противотанковая Авиабомба, "bom chống tăng hàng không"). Trước [[trận Kursk]], quân Đức đã chuẩn bị các xe tăng kiểu mới là [[Tiger I]] và Panther, có vỏ giáp chống chịu tốt với pháo chống tăng Liên Xô. Lãnh đạo Liên Xô là Stalin chợt nhớ tới có lần ông đã ủng hộ việc nghiên cứu chế tạo thuốc nổ A-IKH-2 và các thử nghiệm bom hàng không PTAB, nên ra lệnh: đến ngày 15 tháng 5, phải sản xuất được 800.000 quả bom như vậy. Gần 150 nhà máy Liên Xô tập trung vào việc thực hiện lệnh này và đã hoàn thành đúng thời hạn.
 
Bom PTAB có trọng lượng 1,5 &nbsp;kg, trong đó chứa 620 gram thuốc nổ, sử dụng liều nổ lõm có khả năng xuyên 70mm thép. Nó đặc biệt nguy hiểm do được ném vào từ trên cao xuống nóc xe tăng, nơi có vỏ giáp rất mỏng, không một loại xe tăng nào thời đó có giáp nóc xe chịu được PTAB. Khi không dùng để chống tăng, PTAB cũng có thể sử dụng để diệt bộ binh, xe vận tải và lô cốt. Theo thiết kế, IL-2 có khả năng mang theo tới 220 quả bom PTAB (trong 4 khoang chứa bom) hoặc trong 4 thùng chứa bom gắn ngoài (mỗi thùng 48 quả), nhưng trong thực tế có những tổ lái Il-2 đã tìm ra cách để mang tới 300 quả PTAB mỗi lần xuất kích. Khi sử dụng bom PTAB, một chiếc IL-2 có thể tấn công kiểu ''"ném bom rải thảm"'': khi bay ngang với tốc độ 360 &nbsp;km/h ở độ cao 200 mét, chỉ trong vài giây Il-2 có thể rải 200-300 quả bom tạo thành một vệt bom dài hơn 300 mét, trong vệt bom đó trung bình cứ 15m2 sẽ có một quả bom rơi xuống. Với mật độ bom rơi dày đặc như vậy thì những mục tiêu nằm trong vệt rải bom rất khó có thể sống sót.
 
Cách ném bom rải thảm này rất hiệu quả khi dùng để tấn công các đoàn xe và bộ binh của Đức. Nếu dùng bom thông thường thì trong mỗi lần xuất kích, IL-2 chỉ có thể tấn công một vài mục tiêu (chưa kể kỹ thuật ném bom thời đó có độ chính xác khá thấp). Còn khi dùng bom PTAB thì IL-2 có thể ném bom rải thảm, dùng mật độ bom rơi dày đặc để diệt toàn bộ lực lượng đối phương trong vệt bom mà nó tạo ra. Do có hiệu quả cao, bom PTAB được sử dụng với số lượng rất lớn, đến cuối năm 1943 đã có 1.171.340 bom PTAB đã được sử dụng. Năm 1944 đã có 5.024.822 quả được sử dụng, bốn tháng đầu năm 1944 đã có 3.242.701 bom PTAB được sử dụng. Nhà phát minh bom PTAB là I. A Larionov đã được trao Huân chương Lenin do thành tích nghiên cứu ra loại bom này.
Dòng 75:
 
[[Tập tin:Ilyushin Il-2m3 Shturmovik 19 red (9710337303).jpg|nhỏ|Il-2M3 và pháo 37mm của nó tại Bảo tàng]]
Khi làm nhiệm vụ săn xe tăng, các máy bay IL-2 thường nhằm vào nóc các xe tăng Đức, một vị trí rất hiểm yếu có vỏ thép mỏng để tung ra hỏa lực chết người của pháo 37 &nbsp;mm lắp đạn sabot và roket tầm ngắn.
 
Ngay trong ngày đầu tiên của [[Trận Kursk]], ngày 5 tháng 7 năm 1943, Sư đoàn Không quân số 29 của Hồng quân đã sử dụng loại vũ khí mới là bom PTAB. Tại khu vực Maloarchangelsk, Yasnaya Polyana đã thử nghiệm bom PTAB trước tiên. Xe tăng và bộ binh Đức đã tiến hành tới 10 cuộc tấn công trong ngày hôm đó. Các tổ lái xe tăng Đức, cũng như các đối thủ Nga của họ, vốn đã quen với độ chính xác khá thấp của các vụ ném bom thời đó nên đã không bố trí xe tăng tác chiến theo đội hình phân tán, và quân Đức đã bị trừng phạt nặng nề vì điều đó. Vệt rải bom PTAB dài gần 300 mét, đủ để quét trúng 2-3 xe tăng chạy cách xa nhau 60-75 mét, quân Đức đã phải chịu tổn thất đáng kể. Sư đoàn Không quân số 29 của Đại tá A. N Vitruk khi sử dụng bom PTAB đã phá hủy hoặc đánh hỏng tới 30 chiếc xe tăng của Đức chỉ trong ngày 5 tháng 7 năm 1943. Ngày hôm sau, Lữ đoàn Không quân số 3 và số 9 thuộc Quân đoàn Không quân 17 báo cáo đã dùng bom PTAB phá hủy hoặc đánh hỏng tới 90 xe tăng - xe bọc thép của Đức trên chiến trường. Ngày 15/7, 4 chiếc Il-2 của phi đội 614 chỉ huy bởi trung úy phi công Chubuk đã ném 1.190 trái bom PTAB vào 1 đoàn xe tăng gồm 25 chiếc của Đức (trong đó có 10 chiếc [[Tiger I]]), phi đội báo cáo đã phá hủy 7 xe tăng Đức, bao gồm 4 chiếc Tiger I<ref>https://books.google.com.vn/books?id=-92dCwAAQBAJ&pg=PA64&lpg=PA64&dq=ptab+bomb&source=bl&ots=saimuETzSp&sig=ACfU3U1PHscCgXv4B4BZ5X5YUcriMNdSqQ&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwiu2pGqtq7jAhVP7GEKHT-TCl84ChDoATANegQIBxAB#v=onepage&q=ptab%20bomb&f=false</ref>
Dòng 172:
* '''Diện tích cánh''': 38.5 m² (414&nbsp;ft²)
* '''Trọng lượng tịnh''': 4.360&nbsp;kg (9.610&nbsp;lb)
* '''Tải trọng''' 6.160&nbsp;kg (13.580&nbsp;lb)
* '''Động cơ''': [[Mikulin AM-38]]F V-12 làm lạnh bằng chất lỏng