Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiền tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 71:
# Thiền sư [[Vĩnh Gia Huyền Giác]], tác giả bài [[Chứng đạo ca]], [[Thiền Tông Vĩnh Gia tập]].
# Thiền sư [[Hà Trạch Thần Hội]]
[[Tập tin:Thiền sư Bá Trượng làm nông.jpg|nhỏ|Tranh họa Thiền sư [[Bách Trượng Hoài Hải]] đang làm nông, đề cao tinh thần tự túc trong sinh hoạt tự viện Thiền Tông. ]]
 
Và đặc biệt, từ hai vị [[Nam Nhạc Hoài Nhượng]] và [[Thanh Nguyên Hành Tư]] đã sinh ra hai vị đệ tử xuất sắc với phong cách giáo hóa Thiền độc đáo là [[Mã Tổ Đạo Nhất]] và [[Thạch Đầu Hi Thiên]]. Từ Mã Tổ, phong cách đánh, hét được ứng dụng vào Thiền tông, và trở thành phương pháp đặc thù làm cho nhiều người được khai ngộ, những môn đệ xuất sắc như [[Bách Trượng Hoài Hải]], [[Nam Tuyền Phổ Nguyện]], [[Tây Đường Trí Tạng]], [[Ma Cốc Bảo Triệt]] và hình thành nên Hồng Châu Thiền với lối ''Thiền đại cơ, đại dụng'', với những đặc điểm giáo lý như: ''Tâm bình thường là đạo'', hay ''Tức Tâm là Phật.'' Theo Mã Tổ, những hành động bình thường như ''hoạt động thường ngày như khởi tâm động niệm, dương lông mày, chớp mắt'' đều là Phật tính'','' sư được tôn xưng là Giang Tây Pháp chủ. Còn dưới tòa giáo hóa của Thiền sư Thạch Đầu, cũng sinh ra nhiều vị Thiền sư như [[Dược Sơn Duy Nghiễm]], [[Thiên Hoàng Đạo Ngộ]], [[Đan Hà Thiên Nhiên]], sư cũng được tôn xưng là pháp chủ của một vùng. Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là người đã đưa ra những Thanh quy để áp dụng sinh hoạt trong truyền thống các Thiền viện của Thiền tông, khiến cho Thiền tông trở nên độc lập với nhiều Tự viện riêng mà trước đó thường phải dựa vào các chùa thuộc Giáo môn, mà chủ yếu là Luật tông. Sư cũng là người đã đề ra lối lao động ở trong các Thiền viện với phương châm nổi tiếng: ''Một ngày không làm, một ngày không ăn'' để tạo nên tinh thần chủ lực, tự túc, và cũng nhờ thế mà trong nạn diệt [[Phật]] của [[Đường Vũ Tông]], trong khi nhiều tông phái bị ảnh hưởng nặng nề thì Thiền tông vẫn đứng vững và phát triển mạnh mẽ. Về sau, Thiền tông đã hình thành nên Ngũ gia Thất tông với những phương pháp tiếp dẫn người học khác nhau, nhưng mục đích tối thượng chung của những Tông này vẫn là minh tâm kiến tính, liễu thoát sinh tử: