Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiền tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 126:
 
Đến thế kỷ thứ 17, Tào Động tông được truyền sang Việt Nam qua Thiền sư [[Thông Giác Thủy Nguyệt]] (zh. 通覺水月, [[1637]]-[[1704]]), đời thứ 31<ref name="ReferenceA">Xem pháp hệ truyền thừa: [[Tào Động tông#Truyền Thừa]]</ref>, tại Miền Bắc Việt Nam, ngài từng hành cước sang Trung Quốc tham học với Thiền sư [[Nhất Cú Trí Giáo]] và nối pháp tông Tào Động, chủ trương của dòng Thiền này là thuyết [[Động Sơn ngũ vị]], [[Thiền Mặc chiếu]]. Tông Tào Động cũng được Thiền sư [[Thạch Liêm]] (zh. 石溓, [[1633]]-[[1704]]), đời thứ 29<ref name="ReferenceA"/> truyền qua miền Trung Việt Nam, tuy nhiên Thạch Liêm ảnh hưởng và mang đậm tư tưởng Thiền Thoại Đầu của tông Lâm Tế và thuyết Tam giáo đồng nguyên.
[[Tập tin:Hòa thượng Duy Lực.png|nhỏ|Thiền sư Duy Lực]]
 
[[Nhà Lê trung hưng|Thời Lê Trung Hưng]], Lâm Tế tông được hai thầy trò là Thiền sư [[Viên Văn Chuyết Chuyết]] và [[Minh Hành Tại Tại]] truyền vào Bắc Việt Nam. Từ thiền phái này đã sản sinh ra Thiền sư [[Chân Nguyên]] là người có công khôi phục dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tông này cũng được Thiền sư [[Nguyên Thiều|Nguyên Thiều Siêu Bạch]] và các môn đồ như Thiền sư [[Minh Hoằng Tử Dung]] truyền vào Miền Trung và ảnh hưởng lan rộng khắp Miền Nam Việt Nam. Thiền sư [[Liễu Quán Thiệt Diệu]] là người có ảnh hưởng nhất của dòng Thiền này.
 
Dòng 152:
=== Thiền tông tại Phương Tây ===
Thiền tông chính thức truyền sang [[Hoa Kỳ]] do Thiền sư [[Thích Tông Diễn]] (zh. 釋宗演, ja. ''shaku sōen'', cũng được gọi là Hồng Nhạc Tông Diễn 洪嶽宗演, ja. ''kōgaku sōen'') vào năm [[1893]]. Người có công rất lớn truyền bá rộng rãi Thiền tông ở các nước phương Tây lại là [[Suzuki Teitaro Daisetz]] ([[1870]]-[[1966]]), môn đệ của Thích Tông Diễn. Bộ "Thiền luận" ba tập (''Essay in Zen Buddhism'') do Daisetz Teitaro Suzuki viết đã rất thành công trong hai thập niên 1950 và thập niên 1960|1960. Đến nay, tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có bản dịch [[tiếng Việt]]. Hiện bản dịch này của [[Thích Tuệ Sỹ]] và [[Trúc Thiên]] có thể được tìm thấy trên mạng Internet ở một số website về Phật giáo.
 
Sau đó, Thiền tông cũng tiếp tục được truyền bá qua Mỹ, phương tây bởi các vị Thiền sư người Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong đó, quy mô nhiều nhất và có ảnh hưởng nhất là Thiền Tông Nhật Bản, các đoàn người phương tây sang Nhật Bản học Thiền rất nhiều và các vị thiền sư Nhật Bản cũng khá nhiều. Nên Thiền tông phương Tây mang ảnh hưởng chính từ thiền tông Nhật Bản.
[[Tập tin:Thiền tông tại phương Tây.jpg|nhỏ|Các tăng ni người phương Tây thuộc Thiền phái Tào Động Nhật Bản. ]]
Một số dòng truyền Thiền Tông tại Mỹ, Phương Tây:
 
# [[Lâm Tế tông#Nhật Bản|Tông Lâm Tế Nhật Bản]]: được truyền sang Mỹ bởi các thiền sư người Nhật như Kyozan Joshu Sasaki , Eido Tai Shimano, Omori Sogen. Họ sáng lập nhiều thiền viện truyền bá Thiền Tông và pháp môn tham công án khắp Hoa Kỳ.
# [[Tào Động tông#Ảnh hưởng|Tông Tào Động Nhật Bản]]: được truyền sang Mỹ đầu tiên vào năm 1949 bởi Thiền sư Soyu Matsuoka- sư sáng lập Thiền viện Phật giáo ở Chicago. Đến năm 1959, Thiền sư Shunryu Suzuki sang Mỹ truyền bá Thiền và nhanh chóng thu hút được nhiều nguòi Mỹ đến tham học, sư sáng lập Trung Tâm Thiền San Franciso và theo đó là một mạng lưới các trung tâm dạy Thiền dọc theo Hoa Kỳ. Ngoài ra cũng có Thiền sư Taisen Deshimaru đầu tiên truyền Thiền Tông sang Pháp và sáng lập Hiệp Hội Thiền Quốc Tế (''Association Zen Internationale)'' và lan rộng ảnh hưởng ra khắp nhiều nước phương tây''.''
# Sanbo Kyodan: đây là một dòng pháp do Thiền sư [[Đại Vân Tổ Nhạc Nguyên Điền|Tố Nhạc Nguyên Điền]] (Harada Daiun Sogakul; 1871–1961) và đệ tử là Thiền sư [[Bạch Vân An Cốc]] (Yasutani Hakuun ;1885–1971) đề xướng vào thời cận đại, với chủ trương kết hợp và duy trì các giá trị Thiền học cũng như pháp tu của hai tông Lâm Tế và Tào Động như việc thực hành song song giữa Thiền công án và Chỉ Quán Đả Tọa. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Thiền sư Bạch Vân An Cốc là Ba Trụ Thiền (''The Three Pillars of Zen)'' viết về đường lối thục hành Thiền và các bài pháp thoại Thiền đã được đệ tử người Mỹ là Philip Kapleau biên tập, xuất bản đã thu hút, gây ảnh hưởng lớn đối với các hành giả Phật giáo khắp thế giới. Thiền sư Taizan Maezumi- đệ tử nối pháp của Bạch Vân An Cốc từng lãnh đạo nhiều phong trào tập thiền, tọa thiền cho các thiền sinh người Mỹ và sáng lập trung tâm Thiền [[Los Angeles]], và sau đó là sáng lập học viện Phật giáo Kuroda, Hiệp hội Phật giáo Thiền Tông Tào Động Nhật Bản.
# Thiền Tông Trung Quốc: phong cách Thiền Tông Trung Quốc cận đại đã được Thiền sư [[Tuyên Hóa]]- đệ tử nối pháp của Thiền sư [[Hư Vân (Thiền sư)|Hư Vân]] truyền sang Mỹ, sư sáng lập trung tâm Vạn Phật Thánh Thành để đào tạo tăng sĩ, truyền bá Phật Pháp. Ngoài truyền bá Thiền Tông, Hòa Thượng Tuyên Hóa cũng chủ trương dạy [[Tịnh độ|Tịnh Độ]], Mật Chú và rất đề cao, nghiêm trì về lối sống [[Giới (Phật giáo)|giới luật]] trong tăng đoàn. Ngoài ra cũng có Thiền sư Thánh Nghiêm- người nối tiếp truyền thống của cả hai tông Lâm Tế và Tào Động, đệ tử đời thứ 3 từ Thiền sư Hư Vân sang Mỹ dạy Thiền lần đầu vào năm 1978 dưới sự bảo trợ của Hiệp Hội Phật Giáo Hoa Kỳ. Năm 1980, Thiền sư Thánh Nghiêm sáng lập Trung Tâm Thiền Xã Hội ỏ [[Queens]], [[New York (định hướng)|New York]].
# Thiền Tông Hàn Quốc: [[Lâm Tế tông#Tri%E1%BB%81u Ti%C3%AAn (H%C3%A0n Qu%E1%BB%91c)|Thiền phái Tào Khê]] Hàn Quốc được Thiền sư Sùng Sơn (Seung Sahn) truyền sang Hoa Kỳ vào năm 1972. Sư từng truyền bá Thiền và trụ trì khắp Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản. Tại Hoa Kỳ, sư sáng lập trung tâm thiền Providence Zen Center với hơn 100 trung tâm thiền chi nhánh trên khắp thế giới. Ngoài ra cũng có một số vị Thiền sư Hàn Quốc khác truyền bá Thiền và sáng lập nhiều thiền viện như Samu Sunim, Hyeam, ...
 
Các thực nghiệm Thiền cũng đã thay đổi để đáp ứng tư tưởng và bản năng người Tây phương. Khái niệm Zen đối với người Tây phương chẳng những đã không còn xa lạ mà còn thâm nhập cả vào nếp sinh hoạt. Hàng trăm tác phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật, triết lý và thiết kế đã đặt thêm chữ "Zen" vào trong tựa đề.