Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Súng carbine M1”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
[[Tập tin:Garandcar.jpg|thumb|phải|300px|[[M1 Garand]] (trên) và M1 Carbine (dưới) được trưng bày trong viện bảo tàng lịch sử [[Hoa Kỳ]]. Khẩu M1 Carbine trong hình là phiên bản M1 Carbine phục vụ trong biên chế của Quân đội Mỹ sau Thế chiến 2.]]
 
Trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra, Cục Quân khí Quân đội Hoa Kỳ (US Army Ordnance) liên tục nhận được rất nhiều những phản ánh về khẩu súng trường bắn phát một [[M1903 Springfield]] lẫn khẩu súng trường bán tự động [[M1 Garand]] đều tồn tại nhược điểm chung là quá dài và khá nặng nề. Điều này gây ra rất nhiều những khó khăn cho các đơn vị lính dù của [[Quân đội Hoa Kỳ]] trong tập luyện cũng như trong chiến đấu. Từ các ý kiến trên, Quân đội Mỹ đã đặt hàng và đến tháng 8 năm 1938, khẩu súng M1 Carbine ra đời. vớiKhẩu súng mới có trọng lượng nhẹ hơn, kích thước gọn hơn hẳn khẩu [[M1 Garand]] hay [[M1903 Springfield]]. Một thời gian sau, biến thể M1A1 với báng gấp bằng kim loại xuất hiện. Rất nhanh chóng, những lính nhảy dù Mỹ đã được ghi vào danh sách để sử dụng khẩu M1A1 Carbine. Sau này, không chỉ có lính dù mà lính súng cối, lính công binh và cả lính Bazooka (chống tăng) của quân đội cũng được ghi vào danh sách này. Tuy cùng có tên là M1 nhưng M1 Carbine không phải là phiên bản rút ngắn nòng súng ([[Súng cạc-bin|cạc-bin]] hóa) của M1 Garand.
 
==Trong thế chiến thứ hai (1942 - 1945)==
Tuy được hãng Winchester (nhà thầu đã thiết kế ra khẩu M1 Carbine) "chào hàng" từ tháng 8 năm 1938 nhưng phải đến tận ngày 22 tháng 10 năm 1941 thì [[Quân đội Hoa Kỳ]] mới chấp nhận tiêu chuẩn hóa M1 Carbine trong biên chế của mình để đồng hành với khẩu [[M1 Garand]]. Dẫu được tiêu chuẩn hóa từ ngày 22 tháng 10 năm 1941 nhưng phải đến tận tháng 8 năm 1942 thì khẩu M1 Carbine mới được gửi đến cho lính [[Hoa Kỳ|Mỹ]] đang chiến đấu ở [[Chiến tranh Thái Bình Dương|Mặt trận Thái Bình Dương]] (sau này còn có thêm cả [[Mặt trận phía Tây (Chiến tranh thế giới thứ hai)|Mặt trận phía Tây]] nữa). M1 Carbine được quân đội Mỹ tổ chức sản xuất nhằm để bù đắp cho nhược điểm "chết người" của khẩu [[M1 Garand]]. Khẩu Garand sử dụng một kẹp đạn bằng kim loại "en-bloc" chỉ có 8 viên đạn cho mỗi lần nạp đạn thì khẩu M1 Carbine lại sử dụng một băng đạn lên tới 15 viên cho mỗi lần nạp đạn (hoặc băng 30 viên được sử dụng cho biến thể M2 Carbine và M3 "Infrared"). Nhưng trong một đại đội lính bộ binh Mỹ thì số lượng lính sử dụng khẩu M1 Carbine tương đối là ít, chỉ có từ 4 đến 8 người là sử dụng khẩu súng này. Nhiều lính khác thì vẫn còn muốn dùng súng [[M1 Garand]], súng [[M1903 Springfield]], súng [[Tiểu liên Thompson|Thompson]] hay súng [[M1918 Browning Automatic Rifle|M1918 BAR]] vì uy lực khủng khiếp cũng như độ chính xác khá cao của chúng. Tuy nhiên, không chỉ có lính bộ binh Mỹ sử dụng M1 Carbine mà sĩ quan, lực lượng áp giải tù binh, liên lạc viên, lính pháo binh, lính công binh, lính dù, lính lái xe Studebaker US 6, lính tăng (tăng [[M4 Sherman|Sherman]] hay tăng [[M24 Chaffee|Chaffee]]),... của [[Quân đội Mỹ]] cũng dùng nó vớinhư số lượngkhí rất lớnnhân tiêu chuẩn. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, súng M1 Carbine được khen ngợi do kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và tốc độ bắn cao. Tuy nhiên, đó chỉ là những ý kiến của những binh sĩ chiến đấu ở mặt trận Thái Bình Dương (chống quân Nhật) với những trận chiến vốn đa phần diễn ra trong rừng rậm và họ (lính Mỹ) gần như không thể sử dụng được những mẫu súng cổ điển quá dài (như khẩu M1 Garand hay khẩu M1918A2 BAR). Đến cuối năm [[1944]], đầu năm [[1945]] thì mẫu M2 Carbine đã được ra đời. M2 Carbine được Cục Quân khí Quân đội Hoa Kỳ cải tiến trực tiếp từ mẫu M1 Carbine. Những cải tiến đó bao gồm: băng đạn được mở rộng từ 15 lên thành 30 viên, súng có thêm bệ gắn lưỡi lê (lưỡi lê mà M2 Carbine dùng là loại M4), chức năng bắn tự động, chốt khóa của M1 cũng được chỉnh sửa để dễ sản xuất. Việc sản xuất M2 Carbine được Cục Quân khí Quân đội Hoa Kỳ giao cho Inland Division, một công ty con của [[General Motors]]. Hãng này bắt đầu sản xuất M2 Carbine từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1945 cho đến khi mà cuộc chiến ở Triều Tiên kết thúc. Bên cạnh tổ chức sản xuất thì họhãng này còn tiến hành cải tiến hàng loạt những khẩu M1 Carbine (còn thừa) thành M2 Carbine. Trận đánh lớn đầu tiên (và cũng là trận đánh lớn cuối cùng) mà khẩu M2 Carbine "thử lửa" trong [[Thế chiến 2]] là [[Trận Okinawa]] (trong khuôn khổ chiến dịch Iceberg).
 
Không chỉ được Hoa Kỳ sử dụng trong Thế chiến 2 mà M1 Carbine cũng được Hoa Kỳ bán cho các nước khác trong phe [[Đồng Minh]]. [[Quân đội Hoàng gia Anh]] mua khoảng 35,000 khẩu M1 và M1A1 (trong năm 1944) để trang bị cho lính dù của họ. Nó được nhìn thấy sử dụng lần đầu bởi lính dù Anh trong chiến dịch [[Chiến dịch Market Garden|Market Garden]]. Sau khi chiến tranh kết thúc, Quân đội Anh nhanh chóng loại biên khẩu súng này. Sau khi loại biên nó, người Anh nhanh chóng gửi 3/4 số súng mà họ đã mua của Mỹ này lại cho Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương (23/9/1945).
 
==Trong chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)==
Khi [[chiến tranh Triều Tiên]] diễn ra, tất cả vũ khí của quân đội Mỹ đều được gửi đến cho [[Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc]] để chiến đấu với [[Quân đội Nhân dân Triều Tiên]]. Trong thời gian mà [[Quân đội Hàn Quốc]] chiến đấu với [[Quân đội Triều Tiên]] thì họ khen rằng hai mẫu súng trường bán tự động là [[M1 Garand]] và M1 Carbine rất xứng đáng trở thành 2 trong số những mẫu vũ khí thành công nhất từng được chế tạo trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ. Không những thế, họ còn khen rằng chức năng bắn bán tự động của 2 khẩu súng này giúp họ tiến quân nhanh như vũ bão, khiến cho quân Triều Tiên gần như không thể chống cự lại được khi được trang bị những khẩu [[Mosin Nagant|Mosin-Nagant]] của [[Liên Xô]] nặng nề, chậm chạp, cồng kềnh. Một điều khá lạ lùng trong cuộc chiến này là trong khi lính của [[Quân đội Triều Tiên]] được trang bị súng tiểu liên [[PPSh-41]] và [[PPS|PPS-43]] với số lượng rất lớn (gần như trong tất cả các đơn vị bộ binh của Triều Tiên là luôn phải có ít nhất từ 1 đến 3 xạ thủ súng PPSh-41 hoặc PPS-43) thì số lượng lính của [[Quân đội Hàn Quốc]] dùng tiểu liên [[Tiểu liên Thompson|Thompson]] (hay tiểu liên [[M3 Grease Gun|M3]]) lại ít ỏi vô cùng. Trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1972 thì [[Quân đội Hàn Quốc]] đã nhận được 1,015,568 khẩu M1 và M2 Carbine từ [[Quân đội Hoa Kỳ]]. Đấy là còn chưa tính đến số lượng súng M1 và M2 Carbine mà [[Quân đội Hàn Quốc]] đã nhận được từ [[Quân đội Hoa Kỳ]] trong suốt 4 năm [[Chiến tranh Triều Tiên]] diễn ra (từ năm 1950 đến năm 1953). Không chỉ được [[Quân đội Hàn Quốc]] sử dụng mà ngay cả [[Quân đội Hoa Kỳ]] vẫn tiếp tục sử dụng mẫu súng huyền thoại này trong [[Chiến tranh Triều Tiên]] với số lượng rất lớn. Thậm chí trong cuộc chiến này, [[Quân đội Mỹ]] còn sử dụng hẳn phiên bản M1 Carbine cùng với một bộ kính ngắm đặc biệt dành riêng cho những đơn vị [[Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ]] hay [[Lục quân Hoa Kỳ]] tác chiến trong đêm dưới tên gọi là M3 Carbine hay M3 "Infrared" (Infrared trong tiếng Anh nghĩa là kính nhìn đêm). Trong chiến tranh Triều Tiên, M2 Carbine đã gần như thay thế hoàn toàn cho mẫu M1 trong biên chế của quân đội Mỹ. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều binh sĩ trong các đơn vị hỗ trợ dùng M1 Carbine. Cả hai phiên bản M1 và M2 Carbine đều phải chịu khá nhiều những tai tiếng liên quan đến việc hay bị kẹt đạn trong tiết trời mùa đông lạnh đến -5 °C (23 °F) ở Hàn Quốc. Nhiều binh sĩ Mỹ còn cho biết thêm là sau khi bắn quá nhiều phát trong cùng một lúc thì lực cản của viên đạn trở nên rất yếu ớt. Nó thậm chí còn không thể xuyên qua nổi lớp áo bông dày của lính Bắc Triều Tiên hay mặc trong mùa đông (Loại áo mùa đông mà lính Bắc Triều Tiên hay mặc chính là loại áo dã chiến kiểu 1930 huyền thoại của Liên Xô trong [[Thế chiến 2]]), mặc dù cự ly khai hỏa rất gần (dưới 75m). Có rất nhiều báo cáo được lính Mỹ gửi về từ Nam Hàn cho thấy M1/M2 Carbine hiệu quả trong khoảng cách tác chiến dưới 45m.
 
==Trong chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam (1946 - 1975)==