Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ viết Chăm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
'''Chữ viết Chăm''' là hệ thống chữ viết để thể hiện [[tiếng Chăm|ngôn ngữ Chăm]], một ngôn ngữ thuộc [[hệ ngôn ngữ Nam Á]]. Cộng đồng người nói tiếng Chăm phân bố chủ yếu ở [[Việt Nam]] và [[Campuchia]] với 230.000 người.
 
Chữ Chăm là một trong những hệ thống chữ viết đầu tiên bắt nguồn từ [[chữ viết Brahmi]] ở Nam [[Ấn Độ]] khoảng năm 200. Giống như tất cả các chữ viết thuộc nhóm ngôn ngữ Brahmi, chữ Chăm ghi lại âm tiết (không có chữ cái chỉ nguyên âm, mộtnhưng các chữ cái chỉ ghi lại phụ âm, nguyên âm đi kèm luôn trong đó). Chữ này viết hàng ngang, từ trái sang phải như [[ký tự Latinh]].
 
Cộng đồng người Chăm ngày nay có hai nhóm cách biệt nhau, người Tây Chăm ở Campuchia và người Đông Chăm ở Việt Nam. Chữ viết Chăm trong mỗi cộng đồng khác biệt nhau khá xa. Người Tây Chăm phần lớn theo [[đạo Hồi]] và ngày nay ưu chuộng dùng [[ký tự Ả Rập]]. Người Đông Chăm ở Việt Nam chủ yếu theo [[Ấn Độ giáo|đạo Hindu]] và vẫn sử dụng chữ viết riêng của họ. Trong thời gian [[Đông Dương]] là thuộc địa của [[Pháp]], cả hai nhóm người Chăm đều bị buộc phải chuyển sang dùng ký tự Latinh.