Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tình dục trước hôn nhân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 3:
== Lịch sử ==
===Châu Âu===
Âu châu Âu vào thời tiền trung cổ nếu có quan hệ tình dục trước hôn nhân hay ngoài hôn nhân (bị cho là gian dâm) thì có thể bị [[tử hình]] hoặc bị phạt tiền.<ref>[http://www.geschichte-des-rechts.de/thema02-04-Straftatbestaende-Sanktionen-2.htm#195 geschichte-des-rechts.de: ''Konfliktregelung in den frühmittelalterlichen Leges'']</ref> Ngày nay, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân vẫn bị coi là trái luân lý theo nhiều hệ phái [[Kitô giáo]]. Nếu trước khi làm hôn thú mà đã có bầu thì đám cưới đó thường xảy ra một cách thầm lặng.
 
Đa số dân chúng thời đó là tá điền. Họ phải được địa chủ cho phép và phải trả một số tiền thì mới được làm hôn thú. Không được điền chủ cho phép thì họ không được làm đám cưới. Để một cuộc hôn nhân không thể xảy ra ngoài ý muốn của địa chủ, những người độc thân bị cấm có quan hệ tình dục với nhau.<ref>Ingo Ullmann: Die rechtliche Behandlung holsteinischer Leibeigener um die Mitte des 18. Jahrhunderts. Dargestellt unter besonderer Berücksichtigung der Schmoeler Leibeigenschaftsprozesse von 1738 bis 1743 sowie von 1767 bis 1777. Lang, Frankfurt am Main u. a. 2007, ISBN 978-3-631-55736-5 (Rechtshistorische Reihe 346), (Zugleich: Kiel, Univ., Diss., 2006); S. 110, 125</ref> Ở vùng Württemberg (Đức) chỉ có tá điền cùng địa chủ mới được cưới hỏi với nhau.<ref>Christian Keitel: Herrschaft über Land und Leute. Leibherrschaft und Territorialisierung in Württemberg, 1246–1593. DRW-Verlag, Leinfelden – Echterdingen 2000, ISBN 3-87181-428-8 (Schriften zur südwestdeutschen Landeskunde 28), (Zugleich: Tübingen, Univ., Diss, 1998-1999). S. 195</ref> Hôn thú với tá điền của địa chủ khác thì bị cấm. Họ sợ phụ nữ theo chồng, và như vậy địa chủ sẽ mất người, cả những đứa trẻ sinh ra trong tương lai. Tuy nhiên hôn thú không phải vì vậy mà không có giá trị, nhưng mà họ phải trả tiền phạt, tương đương hoặc hơn số tiền mà người địa chủ cho là bị mất đi.<ref>[[Claudia Ulbrich]]: Leibherrschaft am Oberrhein im Spätmittelalter. Vandenhoeck & Ruprecht, Göttingen 1979, ISBN 3-525-35369-3 (Veröffentlichungen des Max-Planck-Instituts für Geschichte 58), S. 157.</ref>
 
Bắt đầu vào thời khai sáng tại Âu châu Âu người có quan điểm khác về vấn đề nhân quyền. Những tuyên ngôn nổi tiếng nhất vào thời đó là hai văn kiện dưới đây:
*[[Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ]] (1776). Trong điều 4: "Tự do là quyền của mỗi người. Quyền tự do của con người chỉ có những giới hạn, để mà bảo đảm quyền tự do của các người khác trong xã hội. Những giới hạn này chỉ có luật lệ ấn định."
*[[Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền]] của quốc hội Pháp trong cuộc Cách mạng Pháp năm 1789.