Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Thư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sửa lại chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 41:
''Kẻ bề tôi gửi trọ là Trương Lộc dám dâng lời tâu này, tội thật đáng giết. Tôi nghe nói rằng minh quân trị nước, người có công thì thưởng, kẻ có tài thì cho làm quan, công to thì lộc hậu, tài cao thì chức trọng, cho nên kẻ bất tài không dám lạm chức mà người có tài không đến bị bỏ sót. Tôi nay đợi mệnh ở hạ xá đã hơn một năm; nếu nhà vua cho tôi là có thể dùng được, xin cho tôi được chút thì giờ để giãi bày những điều tôi muốn nói; nhược bằng nhà vua cho tôi là vô dụng thì lưu tôi lại làm gì ? Quyền nói là ở tôi, quyền nghe là ở nhà vua, nếu tôi nói mà không đúng, thì bấy giờ sẽ xin chịu tội. Vậy chớ nên vì cớ khinh tôi mà khinh cả người tiến cử tôi vậy !"''
 
Vua Tần nghe vậy, bèn quyết định triệu Phạm Thư vào cung gặp mặt. Phạm Thư đến li cung chờ vua Tần, đến khi thấy tên hoạn giả hô là có vua đến, Phạm Thư nói: ''Nước Tần có vua sao, hay chỉ có Thái hậu với Nhương hầu<ref>Chỉ Ngụy Nhiễm. Ngụy Nhiễm vốn là em trai Tuyên Thái hậu mẹ của Chiêu Tương vương</ref>''. Khi Phạm Thư và tên hoạn giả đang cãi nhau thì vua Tần đến, Phạm Thư dùng lời lẽ nhún nhường. Vua Tần bèn triệu Phạm Thư vào cung. Lúc đó trong cung vắng người. Khi Tần Chiêu Tương vương hỏi thì ông vâng dạ ba lần, rồi mới trình bày với vua Tần rằng nước Tề cách Tần rất xa, nếu có đánh được Tề thì cũng không thể chiếm đất được và khuyên vua Tần dùng kế sách viễn giao cận công, đem quân tấn công [[Hàn (nước)|Hàn]], [[Ngụy (nước)|Ngụy]], thân [[Tề (nước)|Tề]], [[Sở (nước)|Sở]]. Vua Tần thán phúcphục, phong Phạm Thư làm Khách khanh. Theo ý kiến của Phạm Thư, vua Tần sai ngũ đại phu đem quân đánh Ngụy, chiếm ấp Hoài, hai năm sau lại chiếm Hình Khâu.
 
==Được phong thừa tướng==