Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần Cao Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bỏ đoạn copy thần cao sơn ở Thanh Hóa ko rõ nghĩa và vi phạm bản quyền
n clean up, replaced: → (6) using AWB
Dòng 7:
 
* Đền Mẫu Đợi thờ Thần Cao Sơn (Quý Minh đại vương) ở làng Dụ Đại xã [[Đông Hải]] huyện [[Quỳnh Phụ]] tỉnh [[Thái Bình]] để tưởng nhớ công ơn của ngài.
* [[Đền Dĩnh Kế]](còn gọi là Nghè Kế, Nghè Cả), thuộc xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, thờ [[Đức Thánh Cả]] là Đức thánh [[Cao Sơn (định hướng)|Cao Sơn]], [[Thần Quý Minh|Quý Minh]], theo truyền thuyết là 2 vị tướng của [[Hùng Vương|Vua Hùng]] đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, mang lại bình yên cho đất nước, khi thác đi luôn phù hộ cho dân làng xã tắc được ấm no. Hàng năm vào dịp rằm tháng Ba âm lịch, ngày Đại kỳ phước, đền Dĩnh Kế là nơi trung tâm diễn ra lễ hội của nhân dân các thôn trong xã.<ref>[http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=329&articleid=1726 Bắc Giang: Lễ hội Dĩnh Kế, Trung tâm CNTT, BộVăn hoá,Thể thao & Du lịch]</ref>
* [[Đình Vĩnh Ninh]] thuộc thôn Vĩnh Ninh, phường [[Hoàng Văn Thụ]], thành phố [[Bắc Giang]] (trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc xã Dĩnh Kế, tổng Dĩnh Kế, huyện [[Phượng Nhỡn]], tỉnh Bắc Giang). Ngôi đình được Nhà nước cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Di tích đình Vĩnh Ninh nằm về phía Đông Bắc thành phố Bắc Giang và đầu đường quốc lộ 31 nên đường đi rất thuận lợi cho khách tham quan. Đình Vĩnh Ninh là công trình tín ngưỡng văn hoá tiêu biểu duy nhất của dân thôn Vĩnh Ninh, là nơi thờ hai vị Thánh [[Cao Sơn (định hướng)|Cao Sơn]]-[[Thần Quý Minh|Quý Minh]] (hai thuộc tướng thời [[Hùng Vương thứ XVIII|Hùng Duệ Vương]]). Đình Vĩnh Ninh cùng với các công trình tín ngưỡng văn hoá khác của xã Dĩnh Kế (nghè Cả và chùa Kế) tạo thành một quần thể di tích liên hoàn rất có giá trị. Hội đình Vĩnh Ninh hằng năm được tổ chức vào ngày 19, 20 tháng Giêng.<ref>[http://vanhoabacgiang.vn/node/1861 Đình Vĩnh Ninh và truyền tích về đức thánh Cao Sơn – Quý Minh, Thanh Huyền, Báo Văn hóa Bắc Giang]</ref>
* [[Đình Bảng]] thuộc thị xã [[Từ Sơn]], [[Bắc Ninh]]. Được mệnh danh là 'Nhà sàn' giữa miền Kinh Bắc. Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700, đến năm 1736 hoàn thành, do công đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng và bà vợ đảm đang Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa đã mua gỗ lim về dâng làng xây dựng.<ref>[http://www.tienphong.vn/dia-oc/574566/Nha-san-giua-mien-Kinh-Bac-tpov.html 'Nhà sàn' giữa miền Kinh Bắc, Báo Tiền phong]</ref> Đình thờ 3 vị thành hoàng: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), [[Thuỷ bá đại vương]] (Thần Nước) và [[Bạch lệ đại vương]] (Thần Trồng Trọt).<ref>[http://thongtinbacninh.com/b18/n30514/dinh-lang-dinh-bang.html Đình làng Đình Bảng, Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam]</ref>
Dòng 16:
Thần Cao Sơn thờ ở [[đình Kim Liên]] ở Hà Nội, một trong [[Thăng Long tứ trấn]], lại là một trong 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, được phong chức Lạc tướng [[Hành cung Vũ Lâm|Vũ Lâm]], cai quản vùng núi phía Tây [[Ninh Bình]]. Đền thờ chính của thần ở huyện Phụng Hóa, nay là đền Láo ở xã Văn Phú, [[Nho Quan]], [[Ninh Bình]].<ref>[http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Ngoi-den-tho-em-trai-Hung-Vuong-thu-nhat/20106/5004.vgp Ngôi đền thờ em trai Hùng Vương thứ nhất]</ref> Vị thần này có công phù trợ quân [[Lê Tương Dực]] diệt được [[Lê Uy Mục|Uy Mục]], sau được dân làng Kim Liên rước về thờ và được phong là Cao Sơn đại vương trấn phía Nam kinh thành. Ở [[Ninh Bình]], thần Cao Sơn được thờ ở nhiều di tích thuộc vùng núi [[Nho Quan]] - [[Tam Điệp]] và là vị thần trấn trạch phía tây [[Hoa Lư tứ trấn]].
 
Theo như thần phả các đền thờ Cao Sơn ở [[Ninh Bình]] như: đền Núi Hầu (Yên Thắng -[[Yên Mô]]), đền Quảng Phúc (Yên Phong - Yên Mô), đền Quèn Thờ (Đông Sơn - [[Tam Điệp]]), đền Láo (Văn Phú, Nho Quan), đền Sơn Thần (Gia Thủy - [[Nho Quan]]), Đình Hương Thịnh (Phú Lộc, Nho Quan), đền Vô Hốt (Lạc Vân, Nho Quan), miếu Cao Sơn, (Kỳ Phú, Nho Quan), đền Gối Đại (Ninh Hải Hoa Lư) và đền Cao Sơn (khu núi [[chùa Bái Đính]]) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng [[Hành cung Vũ Lâm|Vũ Lâm]] (tức vùng núi phía tây [[Ninh Bình]] ngày nay nên còn được gọi là vị thần tây trấn [[Hoa Lư tứ trấn]]), con thứ 17 vua [[Lạc Long Quân]], khi vâng mệnh vua anh (Hùng Vương thứ nhất) đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là [[Báng|Quang lang]] (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây [[báng|búng báng]]). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập nhiều đền thờ<ref>[http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT1580721655 Phát hiện sắc phong thời Tây Sơn ở Đền Núi Hầu], Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 2008-12-03.</ref>.
*Đền Núi Hầu (Yên Thắng - [[Yên Mô]]): đền Núi Hầu thuộc thôn Bình Hào, xã Yên Thắng ([[Yên Mô]]) hiện còn giữ được 5 sắc phong, trong đó có một sắc phong thời Tây Sơn, đời Cảnh Thịnh năm thứ tư (1796). Nội dung sắc phong có lời tôn vinh vị thần được thờ tại đền là Cao Sơn Đại Vương. Năm Mậu Thân (1789) Vua Quang Trung tiến quân ra Bắc đóng hành doanh ở [[phòng tuyến Tam Điệp]] trước khi tiến quân ra Thăng Long đã cầu thần Cao Sơn âm phù diệt giặc. Sau chiến thắng giặc Mãn Thanh, năm Quang Trung thứ Hai có phong duệ hiệu của thần: Cao Sơn, Linh cảm, Diên Huống, Gia Khánh, Phương Du, Hồng Liệt, Anh Thanh Đại Vương.
*Đền Quảng Phúc (Yên Phong - [[Yên Mô]]): là nơi thờ thần Cao Sơn với vai trò là lạc tướng Vũ Lâm và thần Quý Minh trấn Nam [[Kinh đô Hoa Lư]]. Lễ hội đền diễn ra từ ngày 10 đến 15/3 âm lịch tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, [[Yên Mô]].
Dòng 23:
*Đền Sơn Thần (Gia Thủy - [[Nho Quan]]): gắn với sự tích khi [[Đinh Bộ Lĩnh]] còn nhỏ được mẹ đưa vào ở đền thờ Sơn Thần trong động.
*Đình Hương Thịnh (Phú Lộc, [[Nho Quan]]): thờ thần Cao Sơn trấn trạch vùng núi phía tây [[Ninh Bình]].
*Đền Vô Hốt (Lạc Vân, [[Nho Quan]]): thờ thần Cao Sơn trấn trạch vùng núi phía tây [[Ninh Bình]]
*Miếu Cao Sơn, (Kỳ Phú, [[Nho Quan]]): Miếu thờ thần Cao Sơn gắn với tín ngưỡng của dân tộc Mường. Thần tích miếu có dị bản cho rằng thần Cao Sơn là người thật, sinh ra trên đất này.
*Đền Miếu Sơn (Ninh Vân, [[Hoa Lư]]): Thờ thần Cao Sơn cùng với Tản Viên và Quý Minh.
Dòng 36:
Thần Cao Sơn giỏi thuốc, thường hiện thân làm thầy lang chữa bệnh đậu mùa cho nhân dân xứ Đông. Lúc sinh thời có hiệu là Tế giang cư sĩ. Nhân dân đảo [[Quan Lạn]], [[Vân Đồn]], [[Quảng Ninh]] thờ Cao Sơn trong miếu ở xóm Thái Hoà gọi là Cao Sơn thần miếu.
 
Ở xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, thì có đến 3 nơi thờ Cao Sơn Đại Vương và được thờ với sự tích là vị thầy thuốc huyền thoại. Đó là nghè Rồng, đền Rồng và đình Rồng. Thời điểm xảy ra bệnh đậu mùa thường là vào mùa xuân, làm nhiều người, nhất là trẻ con chết hàng loạt, nên gọi là dịch đậu mùa, kẻ gây ra dịch này gọi là “quan ôn”, và người chết bất cứ ở tuổi nào, đều gọi là đã bị “quan ôn bắt lính”.
 
Trong bộ Lê Quý Đôn toàn tập, đã được xuất bản, thì tập II là Kiến văn tiểu lục, toàn vẹn tác phẩm tuyệt vời nhất của ông, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội in ấn và phát hành năm 1977 có ghi: “Cao Sơn Đại Vương tinh thông làm thuốc, chữa khỏi bệnh đậu mùa. Một đêm hiện lên nói: “Tôi là Cao Sơn, nhà ở xứ Đầu Hồ, xã Lương Giản, huyện Chí Linh”.<ref>[https://suckhoedoisong.vn/vi-dai-thanh-huyen-thoai-cao-son-dai-vuong-nha-o-dau-n131773.html Vị đại thánh huyền thoại Cao Sơn Đại Vương “nhà” ở đâu?]</ref>
 
==Tướng Cao Sơn, thời nhà Đinh==