Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chia hết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2001:EE0:48EB:6860:80B0:FF69:F101:A396 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Buiquangtu
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 2:
Trong [[lý thuyết số]], '''chia hết''' là một [[Quan hệ (toán học)|quan hệ hai ngôi]] trên tập các số nguyên. Quan hệ này cũng có thể mở rộng cho các phần tử trên một vành. Quan hệ chia hết gắn liền với nhiều khái niệm quan trọng trong [[lý thuyết số]] như [[số nguyên tố]], [[số nguyên tố|hợp số]], [[định lý cơ bản của số học]]...
 
== Quan hệ chia hết trên tập số nguyên tố==
Cho hai số nguyên tố ''a'', ''b''. Nếu tồn tại số nguyên ''q'' sao cho ''a''=''b''.''q'' thì ta nói rằng ''a'' '''chia hết cho''' ''b'' (ký hiệu <math>a~\vdots~b</math>), hay ''b'' '''chia hết''' ''a'' (ký hiệu <math>b\mid a</math>). Khi đó người ta cũng gọi ''a'' là '''bội số''' (hay đơn giản là '''bội''') của ''b'', còn ''b'' là '''ước số''' (hay đơn giản là '''ước''') của ''a''.
:Ví dụ: ''15'' = ''3''.''5'', nên 15 '''chia hết cho''' 3, 3 '''chia hết''' 15, 15 là '''bội''' của 3, 3 là '''ước''' của 15.
:Đặc biệt, số [[0]] chia hết cho mọi số khác không, mọi số nguyên đều chia hết cho [[1]], mỗi số nguyên khác [[0]] chia hết cho chính nó. Chính từ đó, mọi [[số nguyên]] khác [[1]] có ít nhất hai ước là [[1]] và chính nó. Nếu số nguyên ''b''|''a'' thì số đối của nó ''-b'' cũng là ước của ''a''. Do đó trong nhiều trường hợp, nếu ''n'' là số tự nhiên, người ta chỉ quan tâm tới các ước tự nhiên của ''n''. Một số tự nhiên khác ''1'', có đúng hai ước tự nhiên là ''1'' và chính nó được gọi là [[số nguyên tố]].