Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Các phạm trù của Kant: Thêm chương mới
Dòng 297:
Như ta đã thấy về cách cảm giác của ta được cấu trúc trong không gian và thời gian ở trên, nhưng chỉ cảm năng và những hình thái của nhận thức là không đủ để đưa đến cho ta những trải nghiệm thường ngày như bàn, ghế hoặc quả táo. Nếu chỉ dựa vào khả năng cảm nhận để trải nghiệm thế giới, ta sẽ thu được những cảm giác định khu và rời rạc trong không gian và thời gian (một chút màu, âm thanh, mùi vị, kết cấu) nhưng không phải tri thức toàn thể. Muốn có được tri thức (như bàn ghế hoặc quả táo) thì cần phải có thêm những nguyên tắc để tổ chức và sắp xếp những cảm giác thu được. Những nguyên tắc này thuộc vào khả năng của giác tính. Giác tính chủ động tổ chức các trải nghiệm thu được nhờ vào những khái niệm tiên nghiệm được gọi là các phạm trù; hay nói cách khác, các phạm trù thể hiện cách thức tâm trí tổ chức những trải nghiệm.{{Sfn|Lawhead|2013|p=362}} Theo Kant, có tổng cộng 12 phạm trù được chia làm bốn nhóm đó là: Số lượng (đơn nhất, đa số, toàn thể), tính chất (thực tại, phủ định, giới hạn), quan hệ (thực thể và ngẫu nhiên, nhân quả, tương hỗ) và dạng thái (khả năng, hiện tượng tồn tại, tất nhiên).{{Sfn|Kenny|2006|p=281}}
 
Và đến đây ta có thể nắm bắt được phần nào "[[Cuộc cách mạng Copernicus|Cuộc cách mạng Copernic]]" mà Kant đã tạo ra trong triết học. Nếu như các nhà duy nghiệm cho rằng tâm trí là thụ động khi đối diện với thế giới và chỉ đơn giản là thu nhận những trải nghiệm mà nó có được; từ góc nhìn này thì tri thức của ta phù hợp (''conform'') với các khách thể. Nhưng Kant (giống như Copernic khi đặt mặt trời làm tâm thay thế cho vị trí của trái đất) đã đảo ngược bức tranh thông thường, ông đã chỉ ra rằng, có thể, các khách thể phù hợp với tri thức của ta.{{Sfn|Lawhead|2013|p=358}} Các giác quan có thể thu nhận những trải nghiệm, nhưng để tạo ra bức tranh thế giới mà ta biết thì những trải nghiệm này cần phải được cấu trúc nhờ tâm trí. Có thể làm rõ luận điểm này khi ta quan sát bên tranh bên cạnh: giác quan sẽ thu nhận những chấm màu nhỏ li ti của tác phẩm, sau đó tâm trí sẽ xử lý những trải nghiệm thu được thành những mảng màu, những hình dạng nhất định và cho ta cảm nhận về không gian hay phong cảnh đang được khắc họa. Như vậy, cả giác quan và lý trí đều góp phần trong cách ta tri nhận thế giới. Bằng việc nhấn mạnh vai trò của cả giác tính và cảm năng, có thể coi Kant là người đã thống nhất được hai chủ nghĩa đã lâu ngày đối đầu trong nhận thức luận: chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm.{{Sfn|Lawhead|2013|p=358}}
 
=== Siêu hình học của Kant ===
Khả năng để con người có thể thu thập những thông tin của hiện thực vượt ra ngoài kinh nghiệm là vô cùng hạn chế, nếu không muốn nói là bất khả thi. Tất cả những hiểu biết của ta về thế giới đều được cấu trúc trong không-thời gian và được tổ chức nhờ những phạm trù của giác tính. Với khả năng trải nghiệm hữu hạn như vậy, tìm kiếm những hiện thực siêu nghiệm, vượt ngoài kinh nghiệm của con người giống như là cố gắng nhảy ra khỏi bộ da của chính mình vậy.
 
Kant phân biệt hai loại thế giới. Con người chỉ có khả năng nhận thức được các khách thể trong thế giới khả giác (''Phenomena''). Nói cách khác, thế giới khả giác chính là thế giới mà ta vẫn đang sống và trải nghiệm, tuyên bố về một thứ gì vượt ngoài thế giới này là không rõ ràng. Dù vậy, Kant vẫn nói về thế giới vượt trên những trải nghiệm của chúng ta, đó là thế giới khả niệm (''Noumena''), thế giới của các "vật tự thể". Đúng như tên gọi, ta không thể trải nghiệm cũng như đưa ra những khái niệm thực chứng nào về thế giới này, nó tồn tại nhưng vượt ngoài phạm vi nhận thức của con người và tất nhiên là vượt ngoài các phạm trù của giác tính. Con người có thể ý thức về sự trình diện của các vật tự thể trong thế giới khả giác, nhưng không bao giờ có thể nhận thức về thế giới khả niệm.
 
== Xem thêm ==