Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Pqanh4 (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
NgocMaiDH (thảo luận | đóng góp)
n link Đồng Hỷ using Find link
Dòng 117:
Ngay từ đầu năm 1946, 5 Đại đoàn đầu tiên đã được thành lập gồm Đại đoàn bộ binh 1, 2 (ở [[Bắc Bộ]]), 23, 27, 31 (ở [[Trung Bộ]]). Tuy nhiên các Đại đoàn này nhanh chóng bị giải tán do trình tổ chức, chỉ huy còn yếu, trang bị kém, khả năng tác chiến tập trung hạn chế. Tổ chức cấp Trung đoàn được sử dụng như giái pháp thích hợp trong thời kỳ này. Tháng 8 năm 1947, Đại đoàn Độc lập được thành lập như đơn vị cấp chiến lược tập trung, tuy nhiên đến cuối năm thì bị giải thể do thiếu trang bị và khả năng chỉ huy cũng như tập trung chưa đủ điều kiện thích hợp, đặc biệt trong việc điều động binh lực trong [[Chiến dịch Léa|Chiến dịch Việt Bắc 1947]].
 
Sau khi Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc giành được quyền kiểm soát phần lớn Trung Quốc và áp sát biên giới với Việt Nam, khả năng viện trợ và các cố vấn quân sự hỗ trợ cho quân Việt Minh được tăng lên. Khả năng trang bị và trình độ tác chiến của cấp chỉ huy quân Việt Minh được nâng cao. Như cầu tác chiến đại đơn vị lại được đặt ra. Ngày 28 tháng 8 năm 1949, [[Sư đoàn 308, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Đại đoàn 308]], Đại đoàn bộ binh chủ lực đầu tiên được thành lập tại thị trần Đồn Du, huyện [[Đồng Hỷ]], [[Thái Nguyên]], gồm các trung đoàn 88, 102. Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy đầu tiên là [[Đại tá]] [[Vương Thừa Vũ]].
 
Sau thắng lợi của [[Chiến dịch Biên giới thu đông 1950|chiến dịch Biên giới]] 1950, viện trợ cho quân Việt Minh được tăng cường qua biên giới Việt Trung. Các Đại đoàn bộ binh 304, 312, 316, 320, 325 và Đại đoàn công pháo 351 được thành lập trong các năm 1950-1952. Quân Việt Minh bắt đầu tác chiến cấp đại đơn vị mà cao điểm là [[trận Điện Biên Phủ]].