Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Triết học của Kant: Thêm hình ảnh
Dòng 270:
 
== Triết học của Kant ==
[[Tập tin:Kant gemaelde 3.jpg|nhỏ|266x266px|Chân dung Kant do [[Johann Gottlieb Becker]] vẽ năm 1768.]]
Nền triết học của thế kỷ 19 được thống trị bởi các triết gia người Đức, và người đầu tiên trong số họ là '''[[Immanuel Kant]]'''.{{Sfn|Kenny|2006|p=275}} Ông sinh năm 1724 tại thành phố [[Königsberg|Konigsberg]] (này là thành phố [[Kaliningrad]] của Nga) và trong suốt cả cuộc đời mình, Kant chưa bao giờ đi xa khỏi nơi này quá 100 km. Kant theo học tại trường Đại học Konigsberg và sau này trở thành giáo sư giảng dạy chính tại đây. Hầu như không có mảng kiến thức nào là Kant không đụng đến, vì ông không chỉ dạy siêu hình học, logic học, đạo đức học, mỹ học và triết học thần học mà còn giảng cả toán học, vật lý, địa lý và [[Nhân loại học|nhân học.]] Bên cạnh những di sản khổng lồ mà Kant để lại trong triết học, ông cũng có những đóng góp nhất định cho những bộ môn khoa học khác. Kant không bao giờ lấy vợ cũng như giữ những chức vụ nổi bật trong cộng đồng, và ông cũng nổi tiếng là một người sống vô cùng quy củ và điều độ.{{Sfn|Kenny|2006|p=275}} Ta có thể thấy rõ điều này qua bức chân dung sinh động khi nhà thơ [[Heinrich Heine]] viết về ông:{{Sfn|Lawhead|2013|p=355}}<blockquote>Tôi không tin chiếc đồng hồ gắn trên mặt nhà thờ lớn nơi đây có thể chạy đều đặn và bình thản hơn người công dân Immanuel Kant. Ngủ dậy, uống cà-phê, ngồi viết sách, đến lớp giảng bài, ăn, đi dạo...tất cả đều theo đúng giờ giấc, và những người hàng xóm đều biết là đúng ba giờ rưỡi là lúc Immanuel Kant bước ra khỏi nhà, mình khoác chiếc áo màu xám, tay cầm gậy trúc, đi về con phố Hàng Cây Chanh mà giờ đây mang tên Phố Triết Gia để tưởng nhớ ông. Thật là một sự đối lập giữa cuộc sống bên ngoài và những tư tưởng bên trong con người đã làm đảo lộn thế giới triết học! Nói đúng sự thật thì nếu các công dân biết đến ý nghĩa thực sự của tư tưởng Kant thì họ còn kinh hoàng khi gặp ông hơn khi nhìn thấy đao phủ chuyên hành hình tử tội. Nhưng những người chất phác chỉ thấy ông là một vị giáo sư triết, và mỗi ngày ông đi ngang qua vào đúng giờ như thường lệ, họ đều chào ông như một người quen và chỉnh lại đồng hồ họ mang theo.{{Sfn|Lawhead|2002|p=327}}</blockquote>Cuộc đời của Kant có vẻ bình lặng, nhưng từ này là không đúng nếu nói về những tư tưởng của ông. Từ "cách mạng" thường được sử dụng khi nói về những ý tưởng lớn và mạnh mẽ của ông. Ảnh hưởng từ cuộc cách mạng Kant đến nền triết học là rất lớn vì sau khi ông qua đời vào năm 1804, triết học hiện đại thường được chia làm hai thời kỳ là "triết học trước Kant" và "triết học sau Kant".{{Sfn|Lawhead|2013|p=355}}
 
Nền triết học của thế kỷ 19 được thống trị bởi các triết gia người Đức, và người đầu tiên trong số họ là '''[[Immanuel Kant]]'''.{{Sfn|Kenny|2006|p=275}} Ông sinh năm 1724 tại thành phố [[Königsberg|Konigsberg]] (này là thành phố [[Kaliningrad]] của Nga) và trong suốt cả cuộc đời mình, Kant chưa bao giờ đi xa khỏi nơi này quá 100 km. Kant theo học tại trường Đại học Konigsberg và sau này trở thành giáo sư giảng dạy chính tại đây. Hầu như không có mảng kiến thức nào là Kant không đụng đến, vì ông không chỉ dạy siêu hình học, logic học, đạo đức học, mỹ học và triết học thần học mà còn giảng cả toán học, vật lý, địa lý và [[Nhân loại học|nhân học.]] Bên cạnh những di sản khổng lồ mà Kant để lại trong triết học, ông cũng có những đóng góp nhất định cho những bộ môn khoa học khác. Kant không bao giờ lấy vợ cũng như giữ những chức vụ nổi bật trong cộng đồng, và ông cũng nổi tiếng là một người sống vô cùng quy củ và điều độ.{{Sfn|Kenny|2006|p=275}} Ta có thể thấy rõ điều này qua bức chân dung sinh động khi nhà thơ [[Heinrich Heine]] viết về ông:{{Sfn|Lawhead|2013|p=355}}<blockquote>Tôi không tin chiếc đồng hồ gắn trên mặt nhà thờ lớn nơi đây có thể chạy đều đặn và bình thản hơn người công dân Immanuel Kant. Ngủ dậy, uống cà-phê, ngồi viết sách, đến lớp giảng bài, ăn, đi dạo...tất cả đều theo đúng giờ giấc, và những người hàng xóm đều biết là đúng ba giờ rưỡi là lúc Immanuel Kant bước ra khỏi nhà, mình khoác chiếc áo màu xám, tay cầm gậy trúc, đi về con phố Hàng Cây Chanh mà giờ đây mang tên Phố Triết Gia để tưởng nhớ ông. Thật là một sự đối lập giữa cuộc sống bên ngoài và những tư tưởng bên trong con người đã làm đảo lộn thế giới triết học! Nói đúng sự thật thì nếu các công dân biết đến ý nghĩa thực sự của tư tưởng Kant thì họ còn kinh hoàng khi gặp ông hơn khi nhìn thấy đao phủ chuyên hành hình tử tội. Nhưng những người chất phác chỉ thấy ông là một vị giáo sư triết, và mỗi ngày ông đi ngang qua vào đúng giờ như thường lệ, họ đều chào ông như một người quen và chỉnh lại đồng hồ họ mang theo.{{Sfn|Lawhead|2002|p=327}}</blockquote>Cuộc đời của Kant có vẻ bình lặng, nhưng từ này là không đúng nếu nói về những tư tưởng của ông. Từ "cách mạng" thường được sử dụng khi nói về những ý tưởng lớn và mạnh mẽ của ông. Ảnh hưởng từ cuộc cách mạng Kant đến nền triết học là rất lớn vì sau khi ông qua đời vào năm 1804, triết học hiện đại thường được chia làm hai thời kỳ là "triết học trước Kant" và "triết học sau Kant".{{Sfn|Lawhead|2013|p=355}}
 
=== Nhận thức luận của Kant ===
Hàng 288 ⟶ 290:
 
==== Không gian và thời gian: Những hình thái của nhận thức ====
[[Tập tin:KdrV-1781.jpg|nhỏ|309x309px|Hình bìa của tác phẩm ''[[Phê phán lý tính thuần túy]]'', ấn bản năm 1781.]]
Không gian và thời gian là hai đặc tính quan trọng và cơ bản nhất của các vật thể trong thế giới, do vậy, để tìm hiểu về cách con người hiểu về thế giới là khảo sát cách mà con người trải nghiệm không và thời gian.{{Sfn|Kenny|2006|p=278}} Trước khi đi đến những lập luận của Kant, ta có thể làm một thí nghiệm tưởng tượng nhỏ: Ta hãy loại bỏ từng đồ vật hoặc từng vật thể một trên thế giới này cho đến khi không còn lại gì cả ngoài không gian, trạng thái "không có gì cả" này xem ra vẫn có thể hình dung được. Nhưng hãy tưởng tượng vật thể mà không có không gian, giống như là tưởng tượng một cái hộp mà không có ba chiều không gian vậy. Điều này là không thể thực hiện được vì đặc tính không gian là khác với đặc tính và vật thể của cảm giác. "Không gian" là một cách để tâm trí trật tự hóa "cảm giác" nhưng tự nó thì không phải là một cảm giác: con người không thể trải nghiệm được "không gian" mà trải nghiệm các vật thể được cấu trúc về mặt không gian.{{Sfn|Lawhead|2013|p=361}} Kant gọi không gian là hình thái của các giác quan bên ngoài và thời gian, với những lập luận tương tự, là hình thái của các giác quan bên trong.{{Sfn|Kenny|2006|p=279}}
 
Hàng 294 ⟶ 297:
==== Các phạm trù của Kant ====
Kant cho rằng: '''Giác tính''' (''Understanding'') và '''cảm năng''' (''Sense'') là ngang hàng và không phụ thuộc với nhau trong việc thu nhận tri thức về thế giới, như Kant viết trong tác phẩm ''[[Phê phán lý tính thuần túy]]'' của ông:{{Sfn|Kenny|2006|p=280}}<blockquote>Ý niệm không có nội dung thì rỗng tuếch, trực quan mà không có khái niệm thì mù lòa...Giác tính không có khả năng tri nhận thứ gì, cảm năng không có khả năng nghĩ ra thứ gì. Chỉ từ sự hiệp nhất của chúng mà tri thức mới có thể nảy sinh.</blockquote>
[[Tập tin:A Sunday on La Grande Jatte, Georges Seurat, 1884.png|nhỏ|301x301px321x321px|Bức tranh [[Chiều Chủ nhật trên đảo Grande Jatte|''Chiều chủ nhật trên đảo Grande Jatte'']]'','' của họa sĩ [[Georges Seurat]]''.'' ]]
Như ta đã thấy về cách cảm giác của ta được cấu trúc trong không gian và thời gian ở trên, nhưng chỉ cảm năng và những hình thái của nhận thức là không đủ để đưa đến cho ta những trải nghiệm thường ngày như bàn, ghế hoặc quả táo. Nếu chỉ dựa vào khả năng cảm nhận để trải nghiệm thế giới, ta sẽ thu được những cảm giác định khu và rời rạc trong không gian và thời gian (một chút màu, âm thanh, mùi vị, kết cấu) nhưng không phải tri thức toàn thể. Muốn có được tri thức (như bàn ghế hoặc quả táo) thì cần phải có thêm những nguyên tắc để tổ chức và sắp xếp những cảm giác thu được. Những nguyên tắc này thuộc vào khả năng của giác tính. Giác tính chủ động tổ chức các trải nghiệm thu được nhờ vào những khái niệm tiên nghiệm được gọi là các phạm trù; hay nói cách khác, các phạm trù thể hiện cách thức tâm trí tổ chức những trải nghiệm.{{Sfn|Lawhead|2013|p=362}} Theo Kant, có tổng cộng 12 phạm trù được chia làm bốn nhóm đó là: Số lượng (đơn nhất, đa số, toàn thể), tính chất (thực tại, phủ định, giới hạn), quan hệ (thực thể và ngẫu nhiên, nhân quả, tương hỗ) và dạng thái (khả năng, hiện tượng tồn tại, tất nhiên).{{Sfn|Kenny|2006|p=281}}
 
Hàng 300 ⟶ 303:
 
=== Siêu hình học của Kant ===
[[Tập tin:Flammarion Colored.jpg|nhỏ|251x251px|Bức tranh khắc gỗ Flammarion đang miêu tả một người nhìn ra ngoài không gian và thời gian. Với Kant, những thứ gì vượt ngoài không-thời gian là không thể tri nhận với con người.]]
Khả năng để con người có thể thu thập những thông tin của hiện thực vượt ra ngoài kinh nghiệm là vô cùng hạn chế, nếu không muốn nói là bất khả thi. Tất cả những hiểu biết của ta về thế giới đều được cấu trúc trong không-thời gian và được tổ chức nhờ những phạm trù của giác tính. Với khả năng trải nghiệm hữu hạn như vậy, tìm kiếm những hiện thực siêu nghiệm, vượt ngoài kinh nghiệm của con người thì cũng giống như là cố gắng nhảy ra khỏi bộ da của chính mình vậy.{{Sfn|Lawhead|2013|p=365}}
 
Hàng 311 ⟶ 315:
Những quy luật đạo đức là những quy luật chỉ dẫn cho hành vi của chúng ta. Những luật này có thể được trình diện cho ta dưới dạng những [[mệnh lệnh thức]]. Kant chia mệnh lệnh thức làm hai loại. Loại đầu tiên được gọi là ''lệnh thức giả định'', ở dạng tổng quát thì chúng sẽ có dạng: "Nếu bạn muốn X thì hãy làm Y", chẳng hạn như "Nếu muốn mọi người đối xử tốt với mình thì hãy thân thiện với mọi người". Tuy nhiên, giống như đã chỉ ra ở trên, những lệnh thức kiểu như thế này sẽ không thể là những luật đạo đức vì chúng vẫn còn hướng đến một số mục đích nhất định, dù mục đích ấy xứng đáng.{{Sfn|Lawhead|2013|p=372}} Theo Kant, những quy luật đạo đức được trình diện cho ta dưới dạng những '''lệnh thức tuyệt đối''' (hoặc lệnh thức phạm trù, ''categorical imperative'') và vì không hướng đến mục đích nhất định nào, chúng sẽ có dạng "Làm X!" Những quy luật đạo đức này giống như những quy luật trong toán học, chẳng hạn như 2 + 2 x 2 = 6, chúng là đúng với mọi người, mọi thời điểm, trong mọi trường hợp và dù có thích kết quả hay không thì ta phải tuân theo nếu còn có lý trí.{{Sfn|Lawhead|2013|p=372}}
 
Dù có thể được diễn tả theo các cách khác nhau nhấn mạnh vào những khía cạnh khác nhau, chỉ có một lệnh thức tuyệt đối là:{{Sfn|Lawhead|2013|p=373}}{{Sfn|Kenny|2006|p=296}}<blockquote>Chỉ nên hành xử theo phương châm mà qua đó, bạn có thể muốn phương châm đó trở thành một quy luật phổ quát.</blockquote>Ta có thể làm rõ lệnh thức qua một ví dụ. Tưởng tượng rằng ta đang cạn vốn và ta sẽ đi vay tiền dù biết rằng sẽ không có khả năng hoàn lại số tiền đã mượn. Phương châm mà ta đã hành động ở đây là: "Khi nào cạn túi, ta sẽ đi mượn tiền và hứa trả lại dù biết rằng điều này (hoàn lại tiền) là không thể thực hiện được". Một cách có lý trí, ta không thể thành thực mong muốn phương châm này được sử dụng bởi tất cả mọi người ("trở thành quy luật phổ quát") vì như vậy thì toàn bộ hệ thống hứa hoặc cam kết sẽ hoàn toàn sụp đổ.{{Sfn|Kenny|2006|p=296}} Do vậy, việc vay tiền trong trường hợp này đã vi phạm vào lệnh thức và không phải là hành vi đạo đức. Ta có thể từng bắt gặp lệnh thức này của Kant thấp thoáng trong những câu nói thường ngày: "Nếu ai mà cũng làm như vậy thì sao?" hoặc trong [[Phúc Âm Mátthêu|Phúc Âm]] có viết: "...hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ..."{{Sfn|Lawhead|2013|p=373}}<ref>{{Chú thích web|url=https://www.wordproject.org/bibles/vt/40/7.htm|tựa đề=Phúc Âm Ma-thi-ơ, chương 7, câu 12|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref> Lời của Kant về đạo đức sẽ còn vang vọng lâu dài trong lĩnh vực luân lý học và ngay cả ở thời điểm hiện tại, có thể nhiều người vẫn sẽ tán thành với ông.{{Sfn|Kenny|2006|p=297}}{{Sfn|Lawhead|2013|p=376}}
 
 
 
== Xem thêm ==
* [[Triết học phương Đông]]