Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Züllichau”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bối cảnh lịch sử: clean up, replaced: → (2) using AWB
n replaced: |Russia}} → |Nga}} (2), CozakCossack using AWB
Dòng 7:
|result= Quân đội Nga [[chiến thắng]]
|combatant1={{flagicon|Prussia|1750}} [[Vương quốc Phổ|Phổ]]
|combatant2={{flagicon|RussiaNga}} [[Đế quốc Nga|Nga]]
|commander1={{flagicon|Prussia|1750}} [[Carl Heinrich von Wedel|Carl von Wedel]]
|commander2={{flagicon|RussiaNga}} [[Pyotr Semyonovich Saltykov|Pyotr S. Saltykov]]
|strength1= 28.000 quân; 56 đại bác{{sfn|Redman|2014|p=278}}
|strength2=40.000 quân; 186 đại bác<ref name = "ke3">[http://militera.lib.ru/h/kersnovsky1/03.html Lịch sử quân đội Nga, chương III: Chiến tranh Bảy Năm. Tác giả: A. A. Kersnovkiy]</ref>
Dòng 27:
Trong khi đó, ở miền biên cương Phổ - [[Ba Lan]] từ ngày [[24 tháng 2]] cho đến ngày [[4 tháng 3]] năm 1759, vị Tướng Wobersnow - bấy giờ là một chiến binh hăng hái của [[Quân đội Phổ]], quyết tâm theo đường Posen tiến binh vào Ba Lan để tận diệt các kho quân nhu của người [[Nga]], đặc biệt là tên quý tộc Ba Lan Sulkowski. Ông ta tận tâm thu thập lương thực của Quân đội Nga, và quá tự kiêu vì mình được Nga hỗ trợ nên đã "tuyên chiến với Vua Phổ". Mặc dù vua Ba Lan tuyên bố trung lập nhưng Sulkowski cứ tiếp tục thực hiện các hoạt động thân Nga tại dinh Reisen.<ref name="franzkugler408"/> Hồi [[tháng tám|tháng 8]] năm [[1758]], trong [[trận Zorndorf]], Friedrich II Đại Đế đánh tan nát quân Nga và bắt giữ được Sulkowski, và bị giam cầm trong thành [[Küstrin]] ở xứ [[Brandenburg]] của Vương triều Phổ. Wobersnow và các chiến binh của ông phá tan tành kho lương Nga, bắt giữ Sulkowski cùng đội quân thân Nga của ông ta, và giải chúng về Glogau.<ref name="franzkugler408"/> 1 nghìn lính Ba Lan trong đội quân này đều bị bắt phải gia nhập quân ngũ Phổ. Nhận tin chiến thắng, Quốc vương Phổ thẳng thừng gửi quốc thư cho vua Ba Lan: ''"Do ông để cho bọn Nga hành qua qua đất ông mà tấn công tôi, có bằng chứng rõ ràng để ông chỉ cần suy nghĩ rằng phe bị tấn công phải có sự đáp trả tương tự"''. Triều đình Ba Lan đáp là "''Đúng vậy!"'' nhưng không hề bàn gì về Sulkowski, và điều này thể hiện rõ sự suy yếu cùng cực của Nhà nước Cộng hòa Ba Lan thời bấy giờ, dần dần dễ làm mồi cho các láng giềng mà đặc biệt là [[Đế quốc Nga]] thôn tính.<ref name="thomascarlyle405"/> Hàng loạt quân lương tại Ba Lan bị hủy diệt, là thất bại nghiêm trọng của quân Ba Lan thân Nga vì số quân lương này có thể nuôi sống 5 vạn binh sĩ Nga trong vòng 3 tháng. Một kế hoạch nữa là quân Phổ tiến binh từ miền Hạ Silesia mà tấn công vùng [[Morava|Moravia]], và thắng lợi vang dội đến mức người [[Áo]] phải tập trung binh lựa tại đây, do đó những lãnh thổ của [[Čechy|Bohemia]] hướng Sachsen rộng mở. Thấy vậy, Vương đệ Heinrich - vị chỉ huy quân Phổ tại Sachsen - sau khi đánh đuổi lực lượng đồn binh của [[Đế quốc La Mã Thần thánh]] ra khỏi [[Thüringen]], và điều động vài binh đoàn đánh xứ Bohemia, và chỉ trong vòng 5 ngày đã phá hủy sạch không còn một mống các kho đạn của quân Áo - Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh, với sức công phá gấp đôi cuộc tấn công Ba Lan không lâu trước đó. Người Phổ rút lui an toàn, trước khi viện binh Áo - Đế quốc La Mã Thần thánh có thể kéo đến. Song, Heinrich cho rằng đòn này hãy còn nhẹ. Ông tiến quân vào miền [[Franken]], nơi đây có hai [[Sư đoàn]] La Mã Thần thánh đóng cứ. Quân Phổ đánh tan nát quân La Mã Thần thánh, bắt được nhiều tù binh, phá sạch kho lương, buộc dân chúng Franken phải cống nạp, sau đó ông rút quân về Sachsen.<ref name="franzkugler408"/>
 
Dần dần, Friedrich gầy dựng được quân đội bao gồm hơn 10 vạn binh sĩ. Tuy nhiên, so với các tử sĩ trước kia thì những tân binh này về sức chiến đấu kém xa. Do đó, ông không mấy thiện cảm với họ, mà truyền lệnh cho các Sĩ quan dùng kỷ cương thép để rèn luyện họ, do tinh thần kỷ luật của họ rất kém cỏi. Quân [[Bộ binh]] Phổ suy yếu, trong khi quân Áo tăng cường [[Pháo binh]] và tài khai thác địa hình. Thành thử, tuy nhà vua vẫn luôn coi trận đánh là quyết định tình hình nhưng quan điểm của ông trở nên thiên về phòng thủ hơn, vì qua mỗi chiến dịch, binh lực cứ suy sụp thêm, mà mỗi chiến thắng đều không thể đẩy kẻ thù ra khỏi vòng chiến.<ref name="gerhardritter118"/> Bấy giờ, triều đình Áo và Pháp kêu gọi [[Đế quốc Nga]] tung quân vào chiến trường sớm hơn năm trước. Đại Công nương Áo là [[Maria Theresia của Áo|Maria Theresia]] đã đề nghị được người Nga tăng thêm binh lực.<ref name="gerhardritter118">[[Gerhard Ritter]], ''Frederick the Great: a historical profile'', trang 118</ref> Quân Nga sẽ xâm phạm vào [[Vương quốc Phổ]] theo con đường Mark - Lissa, và [[Nguyên soái|Thống chế]] Áo là [[Bá tước Leopold Joseph von Daun]] tiến hành theo dõi người Nga.<ref>Thomas Carlyle, ''History of Friedrich ii of Prussia'', trang 343</ref> Từ đầu [[tháng tư|tháng 4]] năm 1759, quân Nga đang đóng ở [[Ba Lan]], đã bắt đầu thức tỉnh và tà tà tiến quân. Vào ngày [[24 tháng 4]] năm 1759, đội Tiền binh bao gồm 1 vạn quân Nga đi qua Thorn. Theo bước bọn họ có hai Sư đoàn Nga, mỗi Sư đoàn này đều có đến 3 vạn chiến binh tinh nhuệ. Dù người ta kể rằng ''"Saltykov băng qua sông Weischel cùng với 10 vạn đại binh"'', thực ra nếu không tính các binh lính [[CozakCossack]], quân Nga chỉ có dưới 75 nghìn quân chính quy<ref name="carlyle132thomas"/>
 
Quân Nga hành về Posen thì Saltykov nhận thấy đống quân lương và cả Sulkowski đều đã biến mất. Thế là ông ta quyết định hợp binh với quân Áo của Daun, Trong khi ấy, Friedrich II Đại Đế không rõ là người Nga muốn lấy tỉnh [[Silesia]] hai là lãnh địa Brandenburg do chính ông làm lãnh chúa. Kể từ khi quân Nga vượt qua sông Weichstel, ông hướng hẳn tầm ngắm của mình vào kẻ địch hùng mạnh này. Ông đã nhiều lần ra quân đập tan các kho đạn của Nga, và lần này một kế hoạch còn lớn và mới mẻ hơn nữa được đề xướng, mà Tướng Wobersnow vẫn tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, nhà vua lại phải chuyển quân sang hướng khác, nơi nào nguy hiểm có thể xảy ra. Ông vẫn không thể rời khỏi trọng trách của ông, là ngăn ngừa Daun hợp binh với Saltykov. Do đó, ông phải thận trọng theo dõi Thống chế Daun.<ref name="carlyle132thomas"/>