Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn hóa Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sửa lại nội dung câu chữ để đọc dễ hiểu hơn.
n Thêm liên kết wiki
Dòng 44:
[[Tập tin:Po Nagar-Thiên Y Na Na.jpg|nhỏ|nhỏ|phải|Tín ngưỡng thờ bà Ponagar/Thiên Y A Na được cả [[người Chăm]] và [[người Việt]] thờ tại [[Nha Trang]]]]
[[Tập tin:Cung tat nien.jpg|nhỏ|Cụ già mặc áo dài the cúng Tất Niên nhân dịp [[Tết Nguyên Đán]]]]
Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ rất nhiều [[thần linh]]. Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được vào thời đó. Ngày nay nhờ những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục hiện hữu chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc Việt Nam cổ nói chung và tín ngưỡng của họ nói riêng<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>
 
Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều thần, nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa,...những vị thần gắn với những ước mơ thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp. Đi sâu vào cuộc sống hằng ngày họ thờ thần Nông là thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với hy vọng lúc nào ngô lúa cũng đầy đủ. Không chỉ các vị thần gắn với đời sống vật chất, các dân tộc còn thờ các vị thần gắn với đời sống tinh thần của họ. [[người Việt]] thờ các thần [[Thành hoàng|Thành Hoàng]], các vị [[anh hùng dân tộc]], các vị thần trong [[tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam|đạo mẫu]]. Họ là các vị thần có công lớn với đất nước, với làng xã, dân chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị phù hộ họ. Cũng như người Việt, [[người Hoa]] thờ các vị thần [[Quan Vũ|Quan Công]], [[Thần Tài]]. [[Người Chăm]] thờ các vị thần như [[Tháp Po Nagar|Po Nagar]], [[Po Rome]],...
Dòng 86:
[[Tiếng Việt]] thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của [[người Việt]] và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng. Mặc dù là ngôn ngữ chung của người Việt nhưng nó có sự khác biệt về mặt [[ngữ âm]] và [[từ vựng]] ở các vùng miền dẫn tới [[phương ngữ tiếng Việt]] được phân chia làm nhiều vùng phương ngữ khác nhau từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam
 
Về nguồn gốc, tiếng Việt được xem là có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt [[từ vựng]] kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt [[thanh điệu]]. Trong quá trình phát triển Tiếng Việt đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán và được gọi là [[Từ Hán – Việt|từ Hán-Việt]], ngoài ra tiếng Việt còn tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>
 
Về chữ viết, theo một số nghiên cứu khảo cổ, từ thời [[Hùng Vương]] người Việt đã có chữ viết riêng gọi là [[chữ Khoa Đẩu]] mà người Trung Quốc miêu tả là giống đàn nòng nọc đang bơi. Tới thời [[Bắc thuộc]], [[chữ Hán]] là chữ viết chính thức ở Việt Nam. Sau khi dành độc lập từ thế kỷ 10, với ý thức dân tộc cũng như các từ vựng không có trong chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra [[chữ Nôm]] dùng song hành với chữ Hán. chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 12 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 18. Tuy nhiên chữ Nôm chỉ được dùng trong lĩnh vực văn chương, còn trong hành chính thì vẫn dùng chữ Hán.
 
Từ thế kỷ 17, khi các nhà truyền giáo phương Tây vào Việt Nam truyền đạo [[Công giáo]] đã dựa trên ký tự Latinh để chuyển âm tiếng Việt sang [[chữ Latinh]] và đây là cơ sở cho sự ra đời của [[quốc ngữ|chữ Quốc ngữ]] hiện nay của Việt Nam. Mặc dù chữ quốc ngữ đã có từ thế kỷ 17 nhưng phải tới đầu thế kỷ 20 khi người Pháp đô hộ hoàn toàn Việt Nam thì họ mới cho phổ biến chữ Quốc ngữ làm thành một công cụ giao tiếp thuận lợi trong xã hội Việt Nam
 
Ngoài chữ Quốc ngữ là chữ viết chung của người Việt và của Việt Nam, một số dân tộc khác cũng sử dụng song hành chữ viết của dân tộc mình như [[chữ Khmer]] của [[người Khmer]] ở Nam Bộ, [[chữ Akhar Thrah]] của [[người Chăm]], [[chữ Thái]] của [[người Thái]] ở vùng Tây bắc, [[chữ Mnông]] của [[người M'Nông|người Mnông]] ở Tây Nguyên,...nhằm gìn giữ văn hoá của dân tộc mình cũng như tiếp nhận các tri thức mới từ chữ quốc ngữ dịch sang. Theo thống kê hiện nay có 26 dân tộc thiểu số tại Việt Nam có chữ viết riêng của mình ngoài chữ Quốc ngữ