Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Âm nhạc Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sai lỗi chính tả, đổi "rát" thành "rất"
n Thêm liên kết wiki
Dòng 84:
{{Xem thêm|Nhã nhạc cung đình Huế}}
[[Tập tin:Dàn nhạc ca Huế trên sông Huế.JPG|nhỏ|200px|phải|Dàn nhạc ca Huế trên sông Hương]]
Nhã nhạc là hình thức phổ biến của âm nhạc cung đình, đề cập đến các thể loại nhạc triều đình được chơi trong các dịp lễ hội từ thời [[Nhà Trần]] đến thời [[Nhà Nguyễn]] (triều đại cuối cùng của Việt Nam). Nhã nhạc được các hoàng đế chúa Nguyễn tổng hợp và phát triển trở thành tầm vóc của quốc gia.
 
Ở các triều đại Việt Nam thế kỷ 19 cũng có nhiều điệu múa hoàng gia rất đặc sắc hiện vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Chủ đề của hầu hết các điệu múa này là chúc nhà Vua trường thọ và sự giàu có hưng thịnh của đất nước.
Dòng 286:
Đặc biệt, Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Trần Tiến chịu ảnh hưởng của [[Phong trào Du ca Việt Nam|phong trào du ca]] trước năm 1975 nên đã có nhiều sáng tác mới lạ thời bấy giờ nên được công chúng yêu nhạc đón nhận với các ca khúc: ''[[Mặt Trời bé con]], Tùy hứng lý qua cầu, Tạm biệt chim én'',...
 
Các ca sĩ thành danh như: [[Cẩm Vân (ca sĩ)|Cẩm Vân]], [[Bảo Yến]], [[Nhã Phương (ca sĩ)|Nhã Phương]], [[Quang Lý|NSƯT Quang Lý]], [[Tuấn Phong]], [[Cao Minh (ca sĩ)|Cao Minh]], [[Thế Hiển]], [[Trần Tiến]],...
 
Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ. Hội Âm nhạc Việt Nam được thành lập. Hằng năm đều tổ chức nhiều chuyến du khảo hội trại sáng tác theo những chủ đề do nhà nước đặt hàng.
Dòng 292:
Các trường âm nhạc, văn hoá nghệ thuật được quan tâm thành lập tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở quy mô dạy dòng nhạc thính phòng cỏ điển và âm nhạc tuyên truyền.
 
Nhiều văn nghệ sĩ có cơ hội giao lưu học tập tại [[Liên Xô]] (Nga) đã du nhập nhiều bản nhạc Liên Xô được hát bằng [[tiếng Nga]] hoặc dịch ra lời Việt: ''Một triệu đóa hoa hồng'' ([[Cẩm Vân (ca sĩ)|Cẩm Vân]] trình bày), ''Chiều hải cảng, đôi bờ, Cây thùy dương,...''
 
Sau [[Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI|Đại hội Đảng lần VI]] đề ra chủ trương đổi mới [[tư duy]], xóa [[Thời bao cấp|bao cấp]], văn hóa nghệ thuật được cởi mở, [[Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh|Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV)]] đã tổ chức các cuộc thi [[Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh|Tiếng hát truyền hình]] tạo cơ hội cho nhiều ca sĩ trẻ thành danh như: [[Như Quỳnh (ca sĩ)|Như Quỳnh]], Như Hảo, [[Thanh Thúy (ca sĩ sinh 1977)|Thanh Thúy]], [[Tạ Minh Tâm (ca sĩ)|NSƯT Tạ Minh Tâm]],...
Dòng 313:
Từ khoảng đầu [[thập kỷ 1980]], một số nhạc sĩ sau thời gian cải tạo tại Việt Nam ra định cư ở nước ngoài. Họ viết nhiều ca khúc tả lại thời gian cải tạo ở Việt Nam như [[Hà Thúc Sinh]] với tập ''Tiếng hát tủi nhục'' năm [[1982]]; [[Châu Đình An]] với ''Những lời ca thép'' năm 1982;... [[Phạm Duy]] cũng sáng tác 20 bài lấy tựa là ''Ngục ca'' phổ từ thơ của [[Nguyễn Chí Thiện]] trong tập thơ ''Tiếng vọng từ đáy vực.''
 
Tại hải ngoại, giữa [[thập niên 1980]], các [[nhạc sĩ]] bắt đầu bỏ chủ đề "phục quốc kháng chiến" quay lại viết các bản tình ca. Ở giai đoạn này, những [[nhạc sĩ]] tiêu biểu có thể kể đến [[Đức Huy]] với ''Và con tim đã vui trở lại, Đừng xa em đêm nay''; [[Trần Quảng Nam]] với ''Mười năm tình cũ''; [[Hoàng Thanh Tâm]] với ''Tháng sáu trời mưa''; [[Trúc Hồ]] với ''Trái tim mùa đông''; Ngọc Trọng với ''Buồn vương màu áo''; Trịnh Nam Sơn với ''Dĩ vãng, Quên đi tình yêu cũ'';... [[Ngô Thụy Miên]] tại [[hải ngoại]] cũng có nhiều sáng tác, trong đó nổi tiếng hơn cả là ''Riêng một góc trời'' viết năm [[1997]]. Kể từ khi trong nước [[đổi mới]], các [[ca sĩ]] và [[nhạc sĩ]] ở [[hải ngoại]] được về nước biểu diễn đã tạo nên sự [[giao thoa]] (trao đổi nghệ thuật) về [[âm nhạc]] giữa trong và ngoài nước, có nhiều [[Bài hát|ca khúc]] trong nước được các ca sĩ hải ngoại biểu diễn rất thành công và ngược lại. Nhiều [[ca sĩ]] trẻ nổi danh như: [[Lưu Bích]], [[Như Quỳnh (ca sĩ)|Như Quỳnh]], [[Quang Lê]], [[Trần Thái Hòa]], [[Ngọc Hạ]],...
 
====Sau mở cửa====