Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phở”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thêm liên kết wiki, Thêm mục thao khảo, sửa lại câu từ của câu văn cho dễ hiểu
Dòng 15:
}}
 
'''Phở''' là một món ăn truyền thống của Việt Nam, được cho là có nguồn gốc từ [[Nam Định]], cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền [[ẩm thực Việt Nam]]. Thành phần chính của phở là [[bánh phở]] và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi [[miền Nam (Việt Nam)|miền Nam]]) cùng với [[thịt bò]] hoặc [[thịt gà]] cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, [[Hồ tiêu|tiêu]], [[chanh]], [[nước mắm]], [[ớt]]... Những [[gia vị]] này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường được dùng để làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Các tỉnh phía Nam [[Việt Nam]] và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như [[hành]], [[giá đỗ|giá]] và những lá cây [[rau mùi]], [[húng quế|rau húng]], trong đó [[mùi tàu|ngò gai]] là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại [[Hà Nội]] thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở hải sản, phở trộn, phở xào,...
 
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ [[xương bò]] (nếu người nội trợ không nhiều kinh nghiệm để khử mùi xương bò thì có thể thay bằng xương lợn), kèm nhiều loại gia vị bao gồm [[chi Quế|quế]], [[đại hồi|hồi]], [[gừng]] nướng, [[thảo quả]], sá sùng , [[Đinh hương (gia vị)|đinh hương]], [[rau mùi|hạt mùi]], hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt [[bò]] (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt [[gà]] (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ [[bột gạo]], tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào [[trải nghiệm|kinh nghiệm]] và bí quyết truyền thống của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
 
== Nguồn gốc ==
Dòng 107:
==== Phở Hà Giang ====
{{không nguồn}}
Phở Tráng Kìm Hà Giang là một trong những đặc sản có một không hai trên cao nguyên đá. Món ăn nổi tiếng không chỉ vì ngon, hấp dẫn mà còn rất “lạ” trong cách chế biến.<ref>{{Chú thích web|url=https://thanhnien.vn/doi-song/am-thuc/doc-dao-pho-trang-kim-vung-cao-672444.html|tựa đề=Độc đáo phở Tráng Kìm Hà Giang|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
Cao nguyên đá Hà Giang ghi dấu trong lòng du khách không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa dân tộc độc đáo mà còn bởi những món ăn vô cùng hấp dẫn. Trong đó, có phở Tráng Kìm – đặc sản của xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ. Món phở trứ danh này là điểm tâm sáng quen thuộc của những người đi chợ phiên, du khách đến Hà Giang, đặc biệt là dân lái xe đường dài.
Dòng 113:
Thoạt nhìn, phở Tráng Kìm Hà Giang cũng khá giống phở Hà Nội hay phở Nam Định. Tuy nhiên, điểm khác biệt tạo nên sự độc đáo của món ăn là ở cách chế biến tinh tế, khéo léo, nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng.
 
Sợi phở Tráng Kìm Hà Giang được làm rất thủ công. [[Bột gạo]] được những người phụ nữ xay bằng tay, sau đó đem tráng và “phơi” ngay trên bếp. Khi bánh phở khô, chính những đôi tay ấy lại cắt ra sợi phở to bản, dai và dày. Nước dùng không chỉ có vị ngọt từ xương mà còn dậy mùi gừng, quế, hồi, thảo quả và nhiều gia vị khác của người dân tộc. Ăn kèm phở là thịt gà đồi chắc nịch, thơm ngon được luộc và thái sẵn. Đặc biệt, người dân nơi đây dùng nghệ khi luộc gà để thịt có màu vàng tươi bắt mắt.
 
Bát phở Tráng Kìm đầy ụ, nhiều thịt, nhiều bánh, nóng hổi sẽ làm vừa lòng cả những thực khách khó tính nhất.