Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Roman von Ungern-Sternberg”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n clean up, replaced: Cozak → Cossack (5) using AWB
Dòng 45:
 
Năm 1906, Ungern được chuyển sang trường quân sự Pavlovskoe tại Sankt-Peterburg với thân phận một học viên cấp bậc thông thường.<ref>
Kuzmin, S.L. 2011. The History of Baron Ungern. An Experience of Reconstruction. Moscow: KMK Sci. Press, ISBN 978-5-87317-692-2, p. 27-30</ref> Sau khi tốt nghiệp, ông phục vụ trong vai trò một sĩ quan tại miền Đông Siberi trong các trung đoàn Argunsky số 1 và CozakCossack Amursky số 1, tại đây ông bị cuốn hút bởi phương thức sinh hoạt của các dân tộc du mục như [[người Mông Cổ]] và [[người Buryat]]. Năm 1913, theo thỉnh cầu của mình, ông được chuyển sang lực lượng dự bị. Ungern dời đến Ngoại Mông nhằm hỗ trợ người Mông Cổ trong cuộc đấu tranh giành độc lập từ Trung Quốc, song các quan chức Nga ngăn ông không giao chiến cùng binh sĩ Mông Cổ. Ông đến thị trấn [[Khovd]] tại miền tây Mông Cổ và phục vụ trong vai trò sĩ quan đội hộ tống CozakCossack của lãnh sự quán Nga.
 
===Chiến tranh thế giới thứ nhất===
Ngày 19 tháng 7 năm 1914, Ungern gia nhập lực lượng tiền tuyến của quân CozakCossack đóng tại Galicia thuộc Mặt trận Áo. Ungern tham gia cuộc tấn công của Nga tại Đông Phổ, tại đây trong năm 1915-1916 ông tham gia một cuộc tấn công hậu phương vào quân Đức của Lực lượng nhiệm vụ đặc biệt kị binh L.N. Punin.<ref>Khoroshilova, O. Voiskovye Partizany Velikoi Voiny. St. Petersburg: Evropeiskii Dom Publ.</ref> Trong chiến tranh, Ungern thu được danh tiếng nhờ dũng cảm song hơi khinh suất và tinh thần không ổn định. Mặc dù có một số phần thưởng, song cuối cùng ông bị bãi chức chỉ huy do không chấp hành mệnh lệnh.
 
Sau [[Cách mạng Tháng Hai]] năm 1917, Ungern chuyển đến Mặt trận Kavkaz, nơi Nga giao tranh với [[đế quốc Ottoman|Ottoman]]. Trong tháng 4 năm 1917, ở gần [[Urmia]] thuộc [[Iran]], Ungern cùng với [[Grigory Semyonov]] bắt đầu tổ chức một đội tình nguyện gồm những người Cơ Đốc giáo Syria bản địa, họ giành được những thắng lợi nhỏ dưới sự chỉ huy của Ungern, song về tổng thể thì đóng góp của họ chỉ có giới hạn.<ref>
Dòng 75:
Ngày 1 tháng 2 năm 1921, phân đội của Ungern dưới quyền B.P. Rezukhin chiếm được các phái đài tiền tuyến của quân Trung Quốc. Các phân đội khác chuyển đến Khố Luân và đến chùa Phúc Kì trên núi Bác Khắc Đa Hãn ở phía nam Khố Luân. Ngày 2 tháng 2, binh sĩ của Ungern giao chiến nhằm tranh quyền kiểm soát các tiền tuyến của Trung Quốc và các phần được bảo vệ của Khố Luân.<ref name="Tornovsky, M.G 1921"/> Trong giao tranh, phân đội đặc biệt của Ungern gồm binh sĩ thuộc các dân tộc Tạng, Mông, Buryat và Nga giải thoát Bác Khắc Đa Cách Căn (Bogd Gegeen) khỏi bị quản thúc và chuyển ông qua núi Bác Khắc Đa Hãn đến chùa Phúc Kì. Ngày 3 tháng 2, Ungern cho binh sĩ nghỉ ngơi. Học theo một kế của [[Thành Cát Tư Hãn]], Ungern lệnh cho binh sĩ của mình đốt một lượng lớn lửa trại trên các đồi quanh Khố Luân, sử dụng cách này làm điểm chỉ dấu cho phân đội của Rezukhin, nó cũng biểu thị rằng Khố Luân bị một lực lượng áp đảo bao quanh.<ref>Pershin, D.P. 1999. Baron ungern, Urga and Altan Bulak. Samara: Agni, 1999</ref> Ngày 4 tháng 2, Ungern phát động đại công kích các vị trí còn lại của quân Trung Quốc tại Khố Luân từ phía đông, chiếm được hầu hết vị trí kiên cố nhất tại các doanh trại và [[Mãi mại thành]]. Toàn bộ thủ phủ Khố Luân cuối cùng bị chiếm sau một số giao tranh ác liệt, song một bộ phận các binh sĩ Trung Quốc bỏ thị trấn từ trước đó. Tuy vậy, các giao tranh nhỏ vẫn tiếp diễn qua ngày 5.
 
Từ ngày 11 đến 13 tháng 3, Ungern chiếm được một căn cứ kiên cố của quân Trung Quốc tại [[Choir, Mông Cổ|Kiều Y Nhĩ]] ở phía nam Khố Luân; trong khi đó binh sĩ Trung Quốc từ bỏ [[Zamyn-Üüd|Trát Môn Ô Đức]] dù chưa giao tranh.<ref name="Tornovsky, M.G 1921"/> Những binh sĩ Trung Quốc còn lại rút về khu vực miền bắc Mông Cổ gần [[Kyakhta]], sau đó nỗ lực đi vòng qua Khố Luân để đến Trung Hoa, người Nga và Mông Cổ lo sợ về một nỗ lực nhằm tái chiếm Khố Luân. Vài trăm binh sĩ thuộc các đơn vị CozakCossack và Mông Cổ được phái đi đón đánh hàng nghìn binh sĩ Trung Quốc tại khu vực đường Khố Luân - [[Uliastai|Ô Lý Nhã Tô Đài]] gần [[sông Tuul]] tại miền trung Mông Cổ. Các cuộc giao tranh nổ ra từ 30 tháng 3 đến 2 tháng 4, các binh sĩ Trung Quốc bị đánh tan và bị truy đuổi đến biên giới phía nam của Ngoại Mông Cổ, đến đây lực lượng Trung Quốc rời khỏi Ngoại Mông Cổ.<ref>Kuzmin, S.L. 2011. The History of Baron Ungern. An Experience of Reconstruction. Moscow: KMK Sci. Press, ISBN 978-5-87317-692-2, p. 156-199</ref>
 
===Mông Cổ trước khi Bolshevik tiến vào, 1921===
Dòng 91:
[[Tập tin:Унгернъ-Щетинкинъ.jpg|thumb|right|Ungern von Sternberg năm 1921]]
 
Lực lượng Bolshevik bắt đầu thâm nhập Mông Cổ ngay sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, tức một thời gian dài trước khi họ đoạt quyền kiểm soát Ngoại Baikal. Năm 1921, một số đơn vị Hồng quân thuộc nước Nga Xô viết và [[Cộng hòa Viễn Đông]] vệ tinh tiến hành xâm chiếm Mông Cổ nhằm đánh bại Ungern. Lực lượng này gồm có thủ lĩnh Mông Cổ Đỏ và anh hùng độc lập [[Damdin Sükhbaatar]]. Các điệp viên và nhiều đơn vị nghi binh nhỏ đi trước để truyền bá sự khiếp sợ và đào ngũ nhằm làm suy yếu lực lượng của Ungern. Ungern tổ chức một đội viễn chinh để giao chiến với các lực lượng này tại Siberi và nhằm ủng hộ các cuộc nổi dậy chống Bolshevik đang diễn ra. Cho rằng bản thân nhận được sự ủng hộ đại chúng vững chắc của nhân dân địa phương tại Siberi và Mông Cổ, Ungern thiếu trang bị đầy đủ cho binh sĩ của mình bất chấp việc Hồng quân hết sức vượt trội về quân số và hỏa lực. Tuy nhiên, Hồng quân trấn áp thành công các cuộc nổi dậy tại Siberi, và các chính sách kinh tế Xô viết tạm thời dịu đi trong [[Chính sách kinh tế mới (Nga)|NEP]] của Lenin, và khi Ungern đến, rất ít nông dân địa phương và người CozakCossack tình nguyện gia nhập lực lượng của ông.
 
Đến mùa xuân, Sư đoàn kị binh châu Á chia thành hai lữ đoàn: một dưới quyền chỉ huy của Ungern và một dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Rezukhin. Đến tháng 5, lữ đoàn của Rezukhin phát động một cuộc tấn công sang bên kia biên giới Nga từ phía tây của [[sông Selenge]]. Lữ đoàn của Ungern rời khỏi Khố Luân và di chuyển chậm đến thị trấn Troitskosavsk của Nga (nay là [[Kyakhta]]). Trong khi đó, Hồng quân di chuyển lực lượng lớn hướng đến Mông Cổ từ nhiều hướng khác nhau, họ có lợi thế rất lớn về thiết bị và quân số. Kết quả là Ungern chiến bại khi giao tranh từ ngày 11 đến 13 tháng 6 và thất bại trong việc chiếm Troitskosavsk. Sau đó, liên quân Bolshevik và lực lượng cộng sản Mông Cổ tiến vào Mông Cổ và chiếm Khố Luân sau một vài đụng độ nhỏ với các phân đội bảo vệ của Ungern.<ref name="Kuzmin, S.L 2011"/>