Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quốc vương Thụy Điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up, replaced: → (6) using AWB
n →‎Thế kỷ 16 và giữa thế kỷ 17: clean up, replaced: Cozak → Cossack using AWB
Dòng 103:
Phát hiện thời cơ tiêu diệt quân địch đã tới, Sa hoàng Nga Pyotr I bố trí lại quân đội với 58 tiểu đoàn bộ binh ở tuyến giữa và 11 trung đoàn kỵ binh ở tuyến phải và 6 trung đoàn ở bên trái. Karl XII cũng bố tri quân đội kỹ càng (như bên Nga). Đến 9 giờ, hai bên nổ súng tấn công quyết liệt. Lúc đầu, quân Thụy Điển thắng một tiểu đoàn và phá được 1 phòng tuyến của Nga. Sa hoàng đưa tuyến hai lên tấn công diệt phần lớn quân địch; cùng lúc đó kỵ binh Nga đánh lui được kỵ binh địch và vu hồi vào hai bên sườn. Sau 2 giờ kịch chiến, quân Thụy Điển không thể đột kích nổi quân Nga và bắt đầu rút chạy về phía rừng Boudicensky và tản qua phía đông Dniepr. Quân Nga tức tốc truy kích địch. Đến ngày 11/7, Nga đuổi kịp được Thụy Điển và phối hợp với quân Cozac đánh cho Thụy Điển đại bại. Quốc vương Karl XII cùng tàn quân chạy thoát qua Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả, Thụy Điển bị tử vong tới 11.500 người, bị bắt làm tù binh 18.700 trong đó có 1.160 sĩ quan chỉ huy; quân Nga cũng thương vong tới 4.600, trong đó có 1.345 chết.
 
Sau thất bại ở Nga, Karl XII cùng tàn quân rút chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ và được Sultan Ahmed III trọng vọng: sultan cung cấp cho ông 16.000 đồng đu-cát<ref>Samuel Jacob, ''History of the Ottoman Empire: including a survey of the Greek Empire and the Crusades'', R. Griffin, 1854, trang 463</ref>; các nhiều giám đốc ngân hàng, thương nhân, v.v... của Thổ Nhĩ Kỳ cũng trợ cấp cho ông. Với lượng trợ cấp to lớn này, ông nhanh chóng tái lập Quân đội Thụy Điển ở Bender, bao gồm 10.000 quân Thụy Điển, CozakCossack vùng Zaporozhe và cả Ba Lan. Trong lúc đó, ông nhận được tin Quân đội Thụy Điển do tướng Magnus Stenbock chỉ huy đánh tan tác quân Na Uy - Đan Mạch. Do đó, ông tiếp tục theo đuổi chiến tranh. Quân đội Thụy Điển đánh bại quân Đan Mạch trong trận Gadebush nhưng sau đó thất bại (1713)<ref>Franklin Daniel Scott, ''Sweden, the nation's history'', trang 234</ref>. Cũng vào năm 1713, vua Karl XII xuống chiếu thiết lập văn phòng "Thanh tra Tối ca" ở Đế quốc Thụy Điển, viên Thanh tra Tối cao này sẽ giúp vua trông coi Pháp luật đất nước trong những năm tháng chinh chiến của ông<ref>Thanh tra Nghị viện Thụy Điển: Cơ quan thanh tra lâu đời nhất thế giới</ref>. Trong khi đó ở Thổ Nhĩ Kỳ, sultan Thổ mệt mỏi với vị khách Hoàng gia của mình; đã ra lệnh trục xuất ông về nước. Về nước và lưu lại ở Stralsund, ông lệnh cho Hội đồng Nhiếp chính gửi 14.000 quân qua đánh vương quốc Phổ của vua Friedrich Wilhelm I. Nhưng vì bị hải quân Đan Mạch chặn tiếp tế bằng đường biển, cuộc tiến quân qua Phổ không thực hiện được<ref name="Hugh Chisholm 1910">Hugh Chisholm, ''Encyclopaedia britannica: a dictionary of arts, sciences, literature and general information'', The Encyclopædia Britannica Company, 1910, trang 63</ref>. Ba năm sau (1716), ông lại dẫn quân tiến đánh Đan Mạch; nhưng do không chuẩn bị kỹ lự lượng và hậu cần không đủ, Thụy Điển bị Đan Mạch đánh tan.
 
Năm 1718, không hề dự định hòa hoãn với Nga, Karl XII chuẩn bị kỹ một lực lượng 60.000 người nhằm quyết tâm đánh nước này. Nhưng trước khi đánh Nga, nhà vua sẽ đánh Na-uy (thuộc Đan Mạch) để chiếm những pháo đài và đất đai màu mỡ nhất của xứ này<ref>Martina Sprague, ''Sweden: an illustrated history'', trang 139</ref>. Thời cơ đến cho ông khi những người Jacobite nổi loạn chống vua George I của Anh, nhà vua thân chinh dẫn 43.000 quân Thụy Điển tiến công mục tiêu đầu tiên là Na Uy. Đến tháng 11, đại quân tiến đến pháo đài vững chắc Frederiksten và bao vậy pháo đài này. Bỗng nhiên, tiếng súng nổ ra, đức vua gục xuống, chết ngay tại chỗ do viên đạn xuyên thẳng vào đầu (ngày 30/11/1718) - cho đến nay, cái chết của ông vẫn là điều bí ẩn vì người ta chưa giải mã, cũng như chưa tìm được thủ phạm. Sau khi ông qua đời, các tướng lĩnh Thụy Điển quyết định hủy bỏ lệnh tiến công và đưa thi hài ông về nước an táng. Chi của ông, Ulrika Eleonora đã lên nắm quyền Thụy Điển.