Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồng Hỷ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tập tin BUS_STOP_No.4_in_Dong_Hy_Distrcit.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi AntiCompositeNumber vì lý do: Copyright violation, no indication of a [[:c:CO
NgocMaiDH (thảo luận | đóng góp)
Dòng 457:
* Ngoài ra hầu hết các kênh truyền hình quốc gia và quốc tế đặc sắc cùng các kênh địa phương khác đã được phân phối thông qua các hệ thống truyền hình trả tiền đang hiện diện tại Thái Nguyên như VTVCab, VTC, AVG, K+, FPT, MyTV, NextTV,...
 
== Văn hóa xã hội ==
''Lưu ý: Tài liệu này đã quá cũ, được tham khảo từ "Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" xuất bản từ năm 2006 nên phần này vẫn còn những thông tin cũ và chưa được cập nhật so với hiện tại.''
===Danh nhân===
 
Huyện Đồng Hỷ có một kho tàng văn hóa dân tộc phong phú và đa dạng. Bên cạnh những làn điệu dân ca, hát chèo, hát chầu văn của người Việt còn có những làn điệu dân ca của các dân tộc [[Người Nùng|Nùng]], [[Người Dao|Dao]], [[Hmông]], [[Sán Chay]], [[Sán Dìu]],... trong những ngày hội mùa, ngày lễ, ngày tết, đình đám rất đặc sắc.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Hàng năm trong huyện thường tổ chức những lễ hội lớn vào tháng giêng âm lịch, như lễ hội [[Chùa Hang - Kim Sơn Tự|Chùa Hang]], hội đền Long Giàn, lễ hội đền Hích,... tổ chức biểu diễn văn nghệ, hoạt động thể thao như đấu vật, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, tung còn,... tạo ra không khí đoàn kết, chan hòa trong đời sống văn hóa cộng đồng.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
[[Chùa Hang - Kim Sơn Tự|Chùa Hang]], chùa hang Linh Sơn là những di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Đền Gốc Sấu, đền Thượng, đền Long Giàn, đền Hích và hàng chục di tích các loại khác là những di sản văn hóa đặc sắc của nhân dân huyện Đồng Hỷ.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Nhân dân trong huyện hưởng ứng sôi nổi phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Đến năm 2006, đã có hơn 76 xóm, bản đạt danh hiệu "xóm văn hóa", 18.816 hộ dân đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa", 140 cơ quan xí nghiệp, trường học trong huyện được công nhận là "Cơ quan văn hóa". 223 xóm có nhà văn hóa, 15/20 xã, thị trấn có trung tâm văn hóa, 322 cụm loa truyền thanh FM. 100% xã, thị trấn có điểm Bưu điện - văn hóa xã.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Thời thuộc [[Pháp]], cả huyện Đồng Hỷ có một trường tiểu học bán cấp đặt ở xã [[Huống Thượng]]. Năm học cao nhất trường có 50 học sinh, phần đông là con nhà khá giả. 95% số dân trong huyện không biết chữ.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Năm 2006, huyện Đồng Hỷ có tổng cộng 49 trường học bao gồm:
 
: Tiểu học: 27 trường, 387 phòng học và 426 lớp học.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
: Trung học cơ sở: 20 trường, 228 phòng học và 247 lớp học.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
: Trung học phổ thông: 1 trường, 35 phòng học và 65 lớp học.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
: Tổng số học sinh của cả 3 cấp học là: 21.194 học sinh.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
: Tổng số giáo viên của cả 3 cấp: 1.164 giáo viên, hầu hết có trình độ cao đẳng hoặc đại học, nhiều người có trình độ cao học.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Huyện Đồng Hỷ đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học từ năm 1998 và hoàn thành cấp độ phổ cập Trung học cơ sở từ năm 2003.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Hệ thống y tế của huyện Đồng Hỷ lúc đó gồm có 23 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 1 bệnh viện đa khoa với 100 giường bệnh, 2 phòng khám khu vực có 5 giường bệnh, 20 trạm y tế xã có 90 giường bệnh. Các trang thiết bị cho khám và chữa bệnh từng bước được hiện đại. Bao gồm nhiều đội ngũ cán bộ y tế gồm 178 người, trong đó có trình độ đại học và trên đại học là 54 người. Tất cả các xã có trạm y tế và mỗi trạm đều có y, bác sĩ đầy đủ. 100% xóm bản có cán bộ y tế phục vụ, chăm sóc sức khở cho nhân dân. Hai xã [[Hợp Tiến, Đồng Hỷ|Hợp Tiến]] và [[Linh Sơn (xã)|Linh Sơn]] đạt chuẩn Quốc gia về y tế.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Trạm y tế xã Hợp Tiến, một xã vùng cao của huyện là điển hình tiên tiến của toàn ngành y tế Thái Nguyên về dùng thuốc nam chưac bệnh có kết quả cao. Trạm trưởng là y sĩ Đặng Đăng Lý người dân tộc [[Người Dao|Dao]], năm 2000 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lao động" trong thời kỳ đổi mới.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Những năm gần đây, huyện Đồng Hỷ thực hiện có kết quả chương trình y tế Quốc gia, chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong những năm qua trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh (kể từ năm 2005). Riêng năm 2003 y tế của huyện đã khám bệnh cho 76.000 lượt người, điều trị cho 5.011 người khỏi bệnh. Trẻ suy dunh dưỡng từ 28,4% vào năm 2001 đã được giảm xuống còn 28% vào năm 2003.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
=== Danh nhân ===
Đồng Hỷ tuy là một huyện miền núi nhưng ở đây vẫn có 2 vị tiến sĩ nổi tiếng trong nhà [[nhà Hậu Lê]] và nhà [[Mạc]]. Đó là [[Đàm Sâm]] và [[Dương Ức]].
* [[Đàm Sâm]]