Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồng Hỷ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
NgocMaiDH (thảo luận | đóng góp)
tạo đề mục mới
NgocMaiDH (thảo luận | đóng góp)
Dòng 512:
 
== Truyền thống lịch sử ==
Nhân dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ có truyền thống yêu nước và chống lại áp bức. Ngay từ thế kỷ thứ X và XI, nhân dân huyện Đồng Hỷ đã hai lần tham gia kháng chiến dưới sự lãnh đạo của triều đình [[Tiền Lê]] và triều đình [[nhà Lý]] chống quân xâm lược [[nhà Tống]]. Ở thế kỷ XIII, XV, quân dân huyện Đồng Hỷ đã sát cánh cùng với cả nước để kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và giặc Minh. Tháng 3 năm 1884, khi thực dân Pháp đem quân lên đánh thành Thái Nguyên, nhân dân huyện Đồng Hỷ đã đứng lên cùng với những người yêu nước trong quân đội triều đình đánh trả bọn xâm lược, buộc chúng phải tháo chạy. Năm 1887, [[Hoàng Hoa Thám]] lãnh đạo nông dân [[Yên Thế]] ([[Bắc Giang]]) khởi nghĩa, Đồng Hỷ trở thành địa bàn hoạt động của nghĩa quân, nhân dân địa phương đã tích cực tham gia, ủng hộ lương thực, thực phẩm cho cuộc khởi nghĩa.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Nhân dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa binh lính [[người Việt]] trong quân đội Pháp đóng ở tỉnh lỵ [[Thái Nguyên]], dưới sự chỉ huy của [[Đội Cấn]] và [[Lương Ngọc Quyến]] năm 1917, hàng trăm thanh niên trai tráng đã gia nhập nghĩa quân.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Ngày 3 tháng 2 năm 1920, [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] chính thức ra đời. Cao trào cách mạng 1939 - 1945 đã tác động đến huyện Đồng Hỷ, trước hết là đến những xã vùng cap, miền núi tiếp giáp với căn cứ cách mạng [[Bắc Sơn]] - [[Võ Nhai]].<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Tháng 10 năm 1941, từ căn cứ [[Võ Nhai]], một tổ Cứu Quốc quân đã bí mật về bản [[người Dao]], xã [[Cây Thị]] tuyên truyền giác ngộ quần chúng, gây dựng cơ sở cách mạng. Nhiều gia đình, nhiều thanh niên dân tộc [[Người Dao|Dao]] đã theo [[Việt Minh]], tích cực ủng hộ và tham gia cách mạng, xã [[Cây Thị]] trở thành trung tâm phong trào cách mạng ở các xã Đông Bắc của huyện Đồng Hỷ, được Trung ương đặt trạm liên lạc trên đường giao liên bí mật từ ATK II (An toàn khu II) lên căn cứ địa. Từ xã [[Cây Thị]], phong trào nhanh chóng phát triển đến các xã [[Văn Hán]], [[Tân Lợi, Đồng Hỷ|Tân Lợi]], [[Hợp Tiến, Đồng Hỷ|Hợp Tiến]],... Giặc [[Pháp]] nhiều lần đưa lính đến để bắt người, cướp của, đốt nhà và lập trại tập trung dồn dân phòng dập tắt phong trào. Lực lượng cách mạng tuy có tổn thất, khó khăn, nhưng có Cứu Quốc quân hỗ trợ, các cơ sở mặt trận [[Việt Minh]] lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống địch khủng bố. Nhờ đó, sau ngày Nhật đảo chính quyền [[Pháp]] (ngày 9 tháng 3 năm 1945) hầu hết các xã trong huyện đã có lực lượng mạnh, để khi có lực lượng Cứu Quốc quân từ [[Võ Nhai]] xuống hỗ trợ đã phát động quần chúng giành chính quyền thắng lợi. Tháng 5 năm 1945, chính quyền cơ sở tất cả các xã trong huyện đã về tay nhân dân. Tháng 7 năm 1945m Ban cán sự Đảng và Ủy ban Dân tộc giải phóng huyện Đồng Hỷ được thành lập.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân [[Pháp]], quân Pháp đã tấn công vào huyện Đồng Hỷ 2 lần: một lần là vào Thu - Đông năm 1947, lần thứ hai là vào tháng 10 năm 1950. Nhiều địa điểm trên địa bàn huyện như: Măng Đắng, Trại Táo, Na Đành, Chùa Hang,... chiến sự diễn ra ác liệt, bộ đội và di kích địa phương đã tấn công và tiêu diệt được nhiều tên địch.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Trong tổng cộng 9 năm kháng chiến chống lại thực dân [[Pháp]] đã có 1.200 thanh niên huyện Đồng Hỷ nhập ngũ, hàng vạn lượt dân công, hơn 7.000 tấn lương thực, thực phẩm được huy động để phục vụ cho chiến trường.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Trong cuộc kháng chiến chống [[Mỹ]] cứu nước, huyện Đồng Hỷ là địa bàn không bị quân Mỹ tập trung đánh phá ác liệt. Thời kỳ 1965 - 1972, hàng ngàn lượt chiếc máy bay [[Mỹ]], có cả siêu pháo đài bay [[B52]], dội xuống huyện Đồng Hỷ hàng trăm tấn bom đạn. Quân và dân Đồng Hỷ đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội phòng không, bắn rơi và bắn bị thương nhiều máy bay [[Mỹ]], tiêu diệt và bắt sống nhiều tên giặc lái. Huyện Đồng Hỷ đã gửi ra mặt trận 5.175 người con ưu tú và hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, đóng góp hơn 10 vạn ngày công xây dựng trận địa, bảo đảm giao thông trong thời kỳ chiến tranh.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
Trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến để bảo vệ và xây dựng tổ quốc, nhân dân các dân tộc của huyẹn Đồng Hỷ đã có những cống hiến to lớn: 767 liệt sỹ, 425 thương binh; được Nhà nước tặng thưởng trên 5.600 huân chương các loại; huyện Đồng Hỷ và hai xã [[Cây Thị]], [[Khe Mo]] được tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân thời kỳ kháng chiến chống [[Pháp]], 3 xóm và 26 gia đình được tặng Bằng có công với nước; 10 bà mẹ được tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", 2 cá nhân được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang là Trần Thế Lại và Ngô Văn Sơn. Huyện Đồng Hỷ có tổng 37 cán bộ lão thành cách mạng, 21 cán bộ hoạt động tiền khởi nghĩa.<ref name="Địa chí Thái Nguyên - các huyện, thành phố, thị xã" />
 
== Quy hoạch ==