Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mai Hắc Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 56:
 
===Thời điểm===
{{Quote box
|title=Truyện Dương Tư Húc
|quote =''Phiên âm'': Khai Nguyên sơ, An Nam thủ lĩnh Mai Huyền Thành bạn, tự xưng "Hắc Đế". Dữ Lâm Ấp, Chân Lạp quốc thông mưu, hãm An Nam phủ. Chiếu Tư Húc tướng binh thảo chi. Tư Húc chí Lĩnh Biểu, cưu mộ thủ lĩnh tử đệ binh mã thập dư vạn, thủ Phục Ba cố đạo dĩ tiến, xuất kỳ bất ý. Huyền Thành cự văn binh chí, hoảng hoặc kế vô sở xuất, cánh vi quan quân sở cầm lâm trận trảm chi, tận tru kỳ đảng dữ, tích thi vi kinh quán nhi hoàn.
<br>
''Dịch nghĩa'': Những năm đầu niên hiệu Khai Nguyên (713-741), thủ lĩnh An Nam là Mai Huyền Thành làm phản, thông mưu với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, đánh phá phủ thành An Nam. (Hoàng đế) sai Tư Húc đem quân dánh dẹp. Tư Húc đến Lĩnh Nam, chiêu mộ con em bọn thủ lĩnh ở đó, người và ngựa được hơn mười vạn, theo đường cũ của Mã Viện mà tiến đánh bất ngờ. Bọn Huyền Thành chợt nghe tin quân (của Tư Húc) đến, hoảng sợ không nghĩ được kế gì, liền bị quan quân bắt hoặc chém chết tại trận, giết hết phe đảng, dồn xác chết thành đống rồi rút quân về.
|width=50%
|align=right
|author = [[Lưu Hú]]
|source = [[Cựu Đường thư]], Liệt truyện 134, ''Hoạn quan'', Quyển 184.<ref>{{Citation |author=[[Lưu Hú]] chủ biên |year=945|work=Cựu Đường thư |title=Liệt truyện 134, Hoạn quan, Quyển 184}}. Nguyên văn:开元初,安南首领梅玄成叛,自称“黑帝”。与林邑、真腊国通谋,陷安南府。诏思勖将兵讨。思勖至岭表,鸠募首领子弟兵马十余万,取伏波故道以进,出其不意。玄成遽闻兵至,惶惑计无所出,竟为官军所擒,临阵斩之,尽诛其党与,积尸为京观而</ref>
}}
Các bộ chính sử của Trung Quốc và Việt Nam đều chép thống nhất về việc Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào khoảng thời gian nửa đầu niên hiệu Khai Nguyên, đời vua [[Đường Huyền Tông]], và bị dập tắt vào cùng năm Bính Tuất đó (722).<ref name="Le Manh Chien">{{Citation|author=Lê Mạnh Chiến|year=2012|title=Phải chăng Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm 713?|url=http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/5267-phai-chang-khoi-nghia-mai-thuc-loan-bung-no-nam-713?|website=Tạp chí Văn hóa Nghệ An|accessdate= ngày 28 tháng 8 năm 2020}}</ref> [[Cựu Đường thư]] ghi một câu vào năm Khai Nguyên thứ 10:
 
Hàng 64 ⟶ 74:
{{cquote|''Tháng 7, ngày Bính Tuất người An Nam là bọn Mai Thúc Loan phản loạn, giết chết.''|||Tân Đường thư, Bản kỷ: ''Duệ Tông - Huyền Tông'', Quyển 5<ref>{{Citation |author=[[Âu Dương Tu]] chủ biên|year=1045|chapter= Quyển 5, Bản kỷ, ''Duệ Tông - Huyền Tông''|title=Tân Đường thư}}. Nguyên văn:七月丙戌,安南人梅叔鸾反,伏诛 (Thất nguyệt, Bính Tuất, An Nam nhân Mai Thúc Loan phản, phục tru).</ref>}}
 
Một số nhà nghiên cứu, bao gồm cả Giáo sư [[Phan Huy Lê]]<ref>{{Citation |author=Phan Huy Lê|year=2009| title=Khởi nghĩa Mai Thúc Loan-Những vấn đề cần xác minh |publisher=Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 394 (Tháng 02/2009) | publication-place=Viện Khoa học Xã hội Việt Nam |page=3-20 |website=Thư viện số tài liệu nội sinh, Đại học quốc gia Hà Nội|url=https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/72294}}</ref>, do hiểu sai cụm từ ''Khai Nguyên sơ'' nghĩa là "năm đầu niên hiệu Khai Nguyên" mà cho rằng cuộc khởi nghĩa nổ ra năm 713 và phê phán các sử gia biên soạn [[Đại Việt sử ký toàn thư]], [[Khâm định Việt sử thông giám cương mục]] là không đúng. ''Khai Nguyên sơ'' ở đây phải được hiểu đúng là "những năm đầu niên hiệu Khai Nguyên", và năm Bính Tuất (722) nằm trong nửa đầu của niên hiệu Khai Nguyên (713 - 741) là hoàn toàn chính xác.<ref name="Chu Trong Huyen">{{Citation|author=Chu Trọng Huyến|year=2012|title=Có phải khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra trong 10 năm (713-722)?|url=http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/4063-co-phai-khoi-nghia-mai-thuc-loan-dien-ra-trong-10-nam-713-722?|website=Tạp chí Văn hóa Nghệ An|accessdate= ngày 28 tháng 8 năm 2020}}</ref>
 
Từ tháng 1 đến tháng 11 (âm lịch) năm Quý Sửu (713) vẫn thuộc niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai; bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 mới đổi sang niên hiệu Khai Nguyên. Như vậy, niên hiệu Khai Nguyên nguyên niên (năm thứ nhất) chỉ gồm có 1 tháng, là tháng 12 năm Quý Sửu. Vì vậy tác giả truyện "Hương Lãm Hắc đế ký" ([[Việt điện u linh tập]]) cho rằng khởi nghĩa bắt đầu vào tháng tư năm Khai Nguyên thứ nhất là không chính xác. Trên thực tế, tháng 12 âm lịch năm Quý Sửu (Khai Nguyên thứ nhất) đã sang năm dương lịch mới (714) nên khởi nghĩa Hoan Châu không thể diễn ra vào năm 713.<ref name="Le Manh Chien"/>