Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưỡng Quảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Lịch sử: Thêm chú thích
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
 
== Lịch sử ==
* Lưỡng Quảng vốn là đất Bách Việt,  một phần lãnh thổ thuộc nước Nam Cương (Nước của Thục Phán)
* Sau khi đánh bại quân Tần, thành lập nước Âu Lạc, ngoài vùng lãnh thổ của Văn Lang cũ, đất Âu Lạc còn có phần lãnh thổ 9 xứ của nước [[Nam Cương]].
* Năm 207 trước CN, sau khi tiêu diệt An Dương Vương, Triệu Vũ Đế đã sáp nhập đất Âu Lạc vào Quận Nam Hải thành lập Nước Nam Việt.
Dòng 20:
* Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân Giao Châu tấn công quân Lương, chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên. Năm 543, Lý Bí đánh tan quân Lương ở Hợp Phố. Cũng năm 543, quân Lâm Ấp kéo sang cướp phá quận Nhật Nam, Lý Bí sai lão tướng Phạm Tu đưa quân tiến đánh vào Cửu Đức, quân Lâm Ấp bỏ chạy. Với hai thắng lợi này, cương vực lãnh thổ nước ta bấy giờ được bảo vệ suốt từ Hoành Sơn đến Hợp Phố. Năm 544, Lý Bí xưng Nam Việt Đế (Lý Nam Đê), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay).
* Năm 545, nhà Lương đem quân đánh Vạn Xuân. Năm 548, trước khi mất ở động Khuất Lão (vùng Tây Vĩnh Phú), Lý Nam Đế trao quyền cho Triệu Quang Phục tiếp tục kháng chiến chống quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương. Năm 550, Triệu Quang Phục khôi phục lại được nền độc lập, nhưng từ đó nội bộ Vạn Xuân bị chia rẽ. Lý Thiên Bảo (anh họ của Lý Bí) và Lý Phật tử (người cùng họ) không quy phục Triệu Việt Vương. Năm 549, Lý Thiên Bảo xưng là Đào Lang Vương. Năm 555, Đào Lang Vương chết, toàn bộ binh quyền được trao cho Lý Phật tử. Năm 571, Lý Phật tử bất ngờ diệt Triệu Việt Vương để giành ngôi vua, tự xưng là Hậu Lý Nam Đế, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú)(1) (Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, Sách đã dẫn, tr. 32). 
* Năm 589 Nhà Trần ở Trung Quốc bị tiêu diệt, nhà Tuỳ lên thay thế, dẹp yên Nam - Bắc triều. Lúc này, mặc dù chưa xâm lược được Vạn Xuân nhưng nhà Tuỳ đã tìm mọi cách để khẳng định quyền đô hộ đối với Vạn Xuân. Năm 598, nhà Tuỳ đổi Hưng Châu làm Phong Châu, đổi Hoàng Châu làm Ngọc Châu, Đức Châu làm Hoan Châu, Lợi Châu làm Trí Châu. Năm 602, nhà Tuỳ sai mười vạn quân xâm lược Vạn Xuân, Lý Phật tử đầu hàng, từ đó Vạn Xuân lại bị nhà Tuỳ đô hộ. Khoảng từ năm 603 - 607, sau khi đánh bại nhà nước Vạn Xuân, ổn định được nền đô hộ, nhà Tuỳ bỏ các tên châu, gọi là quận như thuở trước. Giao châu được chia là bảy quận: Giao Chỉ (các tỉnh Bắc Bộ); Cửu Chân (Thanh Hoá); Nhật Nam (Nghệ An); ba quận Tỵ Ảnh, Hải Âm và Lâm Ấp tương đương Bình - Trị Thiên ngày nay; Ninh Việt gồm Ngọc châu và Khâm châu. Nhà Tuỳ chuyển trị sở châu từ Long Biên về Tống Bình Hà Nội) (2) (Trương Hữu Quýnh, Sách đã dẫn, tr. 67-68). 
* Năm 618, nhà Tuỳ đổ, Nhà Đường thay nhà Tuỳ trị vì Trung Hoa. Thái thú Giao Châu của nhà Tuỳ thần phục Nhà Đường, từ đó đến năm 904, Giao Châu bị Nhà Đường đô hộ. Nhà Đường đổi các quận thành châu như cũ. Năm 622, đổi Giao Châu thành An Nam Tổng Quản Phủ. Năm 679 lại đổi thành An Nam Đô Hộ Phủ, chia thành 12 châu: 
** - Có 3 châu là Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (Bắc Bộ ngày nay);