Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn giáo tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
không đưa thông tin vênh, bảo vệ quan điểm một chiều
n Thêm liên kết wiki. Sửa lại ý của câu cho dễ hiểu
Dòng 2:
'''[[Tôn giáo]] tại Việt Nam''' khá đa dạng, gồm có [[Phật giáo]] (cả [[Đại thừa]] lẫn [[Tiểu thừa]] và một số nhóm lấy nền tảng là triết lý Phật giáo nhưng được cải biên để thích ứng với văn hóa như [[Phật giáo Hòa Hảo|Hòa Hảo]], [[Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam|Tịnh độ cư sĩ Phật hội]], [[Tứ Ân Hiếu Nghĩa]], [[Bửu Sơn Kỳ Hương]]); [[Kitô giáo]] (gồm nhánh [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo Rôma]] và nhánh [[Kháng Cách|Tin Lành]]); tôn giáo nội sinh như [[đạo Cao Đài]]; và một số tôn giáo khác ([[Hồi giáo]] và [[Ấn Độ giáo]]). Nền [[Tín ngưỡng dân gian Việt Nam|tín ngưỡng dân gian]] bản địa cho tới nay vẫn có ảnh hưởng nhất định tại [[Việt Nam]].
 
Một lượng đáng kể người dân tự xem mình là người [[không tôn giáo]], hoặc ít ra là trên giấy tờ thể hiện như vậy, mặc dù họ có đi đến các địa điểm tôn giáo vào một vài dịp trong năm. [[Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên]] (còn gọi là "[[Đạo Ông Bà]]" hoặc "Đạo Hiếu") cũng có chỗ đứng rất quan trọng trong tâm tưởng của đa phần người dân Việt Nam, dù họ có theo tôn giáo nào hay không.
 
Theo số liệu cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 thì toàn quốc có 19.661.437 người xác nhận mình theo một tôn giáo nào đó.
Dòng 14:
Trong thời [[chế độ quân chủ|quân chủ]] tại Việt Nam, [[Nho giáo]] được chính quyền khuyến khích, được xem là nền tảng của chế độ khoa cử, nhiều văn miếu được xây dựng trong cả nước. Tuy nhiên trong các Triều đại như [[nhà Lý]], [[nhà Trần]] và các [[chúa Nguyễn]] Phật giáo cũng có vai trò quan trọng trong triều đình và được các chính quyền phong kiến khuyến khích. Các tôn giáo có mặt lâu đời tại Việt Nam là [[Khổng giáo]], [[Lão giáo]] và [[Phật giáo]] (gọi chung là [[tam giáo]]). Về sau, còn có thêm [[Ấn Độ giáo]], [[Phật giáo Hòa Hảo]] và [[Đạo Cao Đài]] trong nước.
 
[[Kitô giáo]] tới Việt Nam từ thời kỳ [[Nhà Lê sơ]] qua các [[nhà truyền giáo]] thuộc [[Công giáo Rôma]], và phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, không nơi nào lại có nhiều ảnh hưởng [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo]] lớn như miền nam từ thời [[Chúa Nguyễn]], do các chúa Nguyễn thường khoan dung hơn với người Công giáo và trọng dụng họ. Trong khi đó [[Chúa Trịnh]], trong khi đó, có sự nghi kỵ và thậm chí phân biệt đối xử với người Công giáo. Vì thế, người Công giáo thường di tản vào nam và tạo nên ảnh hưởng rất lớn trong xã hội miền nam về sau. Tuy nhiên, Công giáo bắt đầu bị đàn áp từ [[Nhà Tây Sơn]], khi triều Tây Sơn cáo buộc người Công giáo cộng tác với các Chúa chống lại phong trào. Cuộc đàn áp gia tăng dưới thời Hoàng đế [[Cảnh Thịnh]], và tạm ngưng sau khi [[Gia Long]] lập [[nhà Nguyễn]]. Bản thân Gia Long nặng ân với người Công giáo bởi lòng trung thành của họ, và ông đã đóng góp trong việc bảo vệ người Công giáo. Tuy nhiên, [[Minh Mạng]] quay trở lại với chính sách bảo thủ, đàn áp Công giáo lần nữa và nó tiếp tục cho tới năm 1858 khi Pháp đánh Việt Nam, buộc [[Tự Đức]] phải chấm dứt chính sách khủng bố Công giáo. Các nhóm [[Kháng Cách]] (được biết đến nhiều với tên gọi là [[Tin Lành]]) tới Việt Nam từ năm 1911 bởi những người truyền giáo Hoa Kỳ, nhưng chủ yếu mạnh ở [[Tây Nguyên]].
 
[[Hồi giáo]] đến Việt Nam bởi những người truyền giáo Ả Rập và Malay từ thế kỷ 10 hoặc 11 nhưng mạnh lên vào thế kỷ 15, mạnh mẽ ở cộng đồng [[người Chăm]] vốn là dân Ấn Độ giáo. Người Chăm ở Việt Nam bị chính quyền phong kiến của người Việt có thành kiến vì đã ủng hộ [[nhà Minh]] trước đây, nên đã bị phân biệt đối xử sau khi [[Chăm Pa]] bị sáp nhập. Tuy nhiên cùng thời điểm, người Chăm cũng được các chính quyền Việt Nam sử dụng làm lính chiến trường ở biên giới để đổi lấy quyền được sống trong những khu tự trị ở phía nam. Cùng lúc đó, sự phân chia tôn giáo giữa người Chăm ngày càng trở nên rõ ràng. Những người Chăm thuần Ấn giáo tiếp tục theo đuổi tôn giáo này; trong khi [[Hồi giáo Chăm Bani]] lại được tách ra khỏi [[Hồi giáo Chăm Islam]]. Chăm Bani có niềm tin Hồi giáo không giống như người theo Islam gốc, khi Chăm Bani tích hợp cả Phật giáo, Ấn Độ giáo và tín ngưỡng Chăm cổ đại, tạo nên một bản sắc riêng của người Chăm Bani.
 
Sau năm 1954, khi người cộng sản cầm quyền tại miền Bắc, họ xem vấn đề tâm linh như là một đối tượng đấu tranh tư tưởng, thậm chí là đấu tranh bằng ý thức hệ. Họ cố gắng bài trừ [[mê tín dị đoan]] đến mức mọi chuyện liên quan đến tâm linh đều bị đả phá. [[Đền Hùng]] cũng bị phá vì bị cho rằng đó là mê tín dị đoan<ref name="vietnamnet1" />. Ở miền Bắc, từ năm 1954 cho đến đầu những năm 1980 hầu như không tồn tại các hoạt động thực hành tín ngưỡng nữa thìnhưng trong khoảng thời gian đó, trong miền Trung và miền Nam thì vẫn duy trì. Trong khi đó, ở miền Nam, [[Ngô Đình Diệm]], một người Công giáo được Hoa Kỳ ủng hộ với niềm tin rằng ông sẽ xây dựng một nước Việt Nam hợp ý, vững mạnh và đa văn hóa, lại làm mất lòng tất cả những kỳ vọng khi tiến hành chính sách khủng bố Phật giáo và gia tăng ảnh hưởng Công giáo. Ngô Đình Diệm xách động xung đột khi những quyền cơ bản của người Phật giáo đã không được tôn trọng bởi chính phủ Công giáo cực đoan của ông. Điều đấy dẫn đến [[Biến cố Phật giáo năm 1963]] lật đổ chính phủ Công giáo và tạo ra hiềm khích giữa những người theo Phật giáo và Công giáo ở miền Nam cho tới năm 1990.
 
Việc ngắt quãng trong một thời gian dài, từ 1954 đến đầu những năm 80 đã khiến cho hệ thống lễ hội bị phá vỡ. Từ năm 1986 đến nay, chính phủ Cộng sản cầm quyền thừa nhận sai lầm trước đây và gần 8.000 lễ hội đã được phục hồi và hình thành mới, được quan tâm nhiều nhất là lễ hội dân gian. Việc phục hồi lễ hội đang được phản chiếu dưới nhãn quan là văn hóa tinh thần mà quên đi mất phần trình diễn, phô bày nghi thức, biểu hiện của người dân đối với thần linh, một vấn đề mà những nỗ lực phục hồi vẫn đang diễn ra.<ref name="vietnamnet11032015">[http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/224843/xua-cac-cu-lam-chuan--nay-ta-khoi-phuc-lech-lac.html Xưa các cụ làm chuẩn, nay ta khôi phục lệch lạc], Báo VietNamNet, 11/03/2015</ref>