Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tư duy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 26:
Mặc dù được tạo thành từ kết quả hoạt động [[thực tiễn]] nhưng tư duy có tính độc lập tương đối. Sau khi xuất hiện, sự phát triển của tư duy còn chịu ảnh hưởng của toàn bộ [[tri thức]] mà [[loài người|nhân loại]] đã tích lũy được trước đó ([[lao động]] quá khứ, kể cả [[lao động chân tay]] và [[lao động trí óc]] được tích lũy. Tư duy cũng chịu ảnh hưởng, tác động của các [[lý thuyết]], [[quan điểm]] cùng tồn tại cùng thời với nó. Mặt khác, tư duy cũng có logic phát triển nội tại riêng của nó, đó là sự phản ánh đặc thù logic khách quan theo cách hiểu riêng gắn với mỗi con người. Tính độc lập của tư duy vừa làm cho nó có được tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tìm kiếm tri thức mới, vừa là điều kiện nguồn gốc làm cho tư duy dần dần xa rời hiện thực khách quan. Để khắc phục mặt trái này của tư duy, người ta thường sử dụng thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm tính đúng đắn của tư duy.<ref>Từ điển bách khoa Việt Nam. Tập 4. (mục từ Tư duy). Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Hà Nội. 2005</ref>
 
== Tư duy và ngônNgôn ngữ ==
 
Nhu cầu giao tiếp của con người là điều kiện cần để phát sinh [[ngôn ngữ]]. Kết quả tư duy được ghi lại bởi [[ngôn ngữ]]. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ chính là cái vỏ hình thức của tư duy.