Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người bất đồng chính kiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không bao quát liên quan đến chủ đề, có bài wikipedia riêng
n Đã lùi lại sửa đổi của อัลเบิร์ (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Linhcandng
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 2:
 
'''Người bất đồng chính kiến''', hiểu theo nghĩa rộng, là người tích cực phản đối một học thuyết, một [[chính sách]] của [[nhà nước]], thường là ôn hòa bất bạo động và thể hiện ý kiến qua dạng phát biểu phản biện, viết báo... thường là trên phương tiện ngoài tầm kiểm soát của chính quyền và không được [[nhà nước]] chính thức thừa nhận, loan tải hay cho phép. Khi nhiều người bất đồng chính kiến [[Tập hợp (toán học)|tập hợp]] lại và cùng vì một mục đích thì có thể thành phong trào bất đồng chính kiến. Khi được hoạt động công khai và được chính quyền cho phép thì họ trở thành lực lượng đối lập, có thể nêu quan điểm công khai hay ra [[Bầu cử|tranh cử]]. Có thể nói bất đồng chính kiến là bước đầu, nếu chính quyền cho phép thành lập đối lập thì họ liên kết, tổ chức và hoạt động công khai thành lực lượng đối lập, nếu bị cấm đoán nữa thì đôi khi lực lượng đối lập chuyển sang hoạt động bí mật, dùng [[vũ khí]] tìm cách lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bản chất chính nghĩa của lực lượng đó, nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới vẫn bị gọi là "tổ chức tội phạm", "tổ chức khủng bố".
 
Bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại trong tất cả [[quốc gia]] trên [[thế giới]] {{fact|date = ngày 7 tháng 1 năm 2013}}. Tuy nhiên, phần lớn những người được gọi là "người bất đồng chính kiến" là người sống trong các [[quốc gia]] có [[Độc tài|thể chế độc tài]], [[Chủ nghĩa toàn trị|toàn trị]] {{fact|date = ngày 7 tháng 1 năm 2013}} bởi nhà cầm quyền ở những [[quốc gia]] này thường không công nhận tính hợp pháp của những người có quan điểm đối lập. Trong các quốc gia có thể chế chính trị dân chủ, [[Đa nguyên (chính trị)|đa nguyên]], những người có quan điểm đối lập với nhà cầm quyền có quyền thành lập hoặc gia nhập các [[đảng phái chính trị]] đối lập với nhà cầm quyền, khi đó, họ được gọi là người của chính đảng đối lập hay trở thành phe đối lập {{fact|date = ngày 7 tháng 1 năm 2013}}.
 
Các chính quyền toàn trị thường cho rằng hoạt động của những người bất đồng chính kiến là hành vi [[khủng bố]], đi ngược lại lợi ích của [[xã hội]], làm ảnh hưởng đến [[an ninh quốc gia]], có mục đích lật đổ chính quyền, và kết án họ với những án tù dài hạn, tống giam và các nhà tù không qua xét xử với lý do "tình nghi khủng bố", theo dõi chặt chẽ, cô lập về [[kinh tế]] và [[hoạt động xã hội]], thậm chí có những trường hợp bị hành quyết{{fact|date = ngày 7 tháng 1 năm 2013}}.
 
Có những người bất đồng chính kiến đạt được ảnh hưởng và sự ủng hộ đủ lớn để trở thành phe đối lập và tạo ra những cuộc [[cách mạng]] thay đổi [[Chế độ chính trị|chế độ]], ví dụ như trường hợp của [[Nelson Mandela]] hay [[Lech Wałęsa]].
 
Việc [[định nghĩa]] thế nào là "bất đồng chính kiến" và ai là đối tượng bất đồng chính kiến hiện vẫn gây nhiều tranh cãi. Nhiều [[chính phủ]] và các hệ thống chính trị khác nhau trên [[thế giới]] vẫn kết tội "vi phạm luật pháp", "tội phạm có tổ chức", "khủng bố" cho những người chống họ, đặc biệt là các nhóm áp dụng biện pháp bạo lực.
 
==Bất đồng chính kiến ở Hoa Kỳ==
Thuật ngữ "bất đồng chính kiến" đã được áp dụng cho những người trong nước [[Hoa Kỳ|Mỹ]] để biểu thị những người đã tiết lộ những bí mật của [[Chính quyền liên bang Hoa Kỳ|Chính phủ Mỹ]], như trong ví dụ của [[Bradley Manning]], bị 35 năm tù vì đã tiết lộ các đoạn [[video]] của các cuộc không kích Baghdad và các [[thông]] tin khác với [[thế giới]] qua [[WikiLeaks]]; hoặc [[Edward Snowden]], phải sang [[Nga]] tị nạn vì tiết lộ việc [[Chính quyền liên bang Hoa Kỳ|Chính phủ Mỹ]] đã [[Trinh sát|do thám]] các hoạt động [[Internet]] của người dân và các quan chức chính phủ của các [[quốc gia]] khác, bao gồm cả các nước đồng minh, cũng như công dân của họ, chẳng hạn như trong trường hợp của chương trình PRISM và XKeyScore.<ref>{{chú thích báo|title=Interfax: Assange, Manning, Snowden are new dissidents|url=http://russialist.org/interfax-assange-manning-snowden-are-new-dissidents-pushkov/|accessdate=ngày 5 tháng 4 năm 2015|publisher=Institute for European, Russian and Eurasian Studies (IERES); The George Washington University's Elliott School of International Affairs|date=ngày 26 tháng 6 năm 2013}}</ref><ref>{{chú thích báo|title=White House 'extremely disappointed' with Snowden asylum|url=http://on.rt.com/wb648a|accessdate=ngày 5 tháng 4 năm 2015|publisher=RT (TV network)|date=ngày 4 tháng 8 năm 2013|quote=The spokesman stressed the US doesn't view Edward Snowden as a whistleblower or dissident, reminding that the NSA former contractor is accused of leaking classified information in his home country.}}</ref><ref>{{chú thích báo|last1=Wills|first1=Amanda|title=New Snowden leak: NSA program taps all you do online|url=http://www.cnn.com/2013/07/31/tech/web/snowden-leak-xkeyscore/index.html|publisher=CNN News|accessdate=ngày 5 tháng 4 năm 2015|date=ngày 1 tháng 8 năm 2013}}</ref>
 
== Bất đồng chính kiến ở Việt Nam ==
{{main|Bất đồng chính kiến ở Việt Nam}}
 
Theo báo cáo đặc biệt năm [[1973]] của [[Ân xá Quốc tế|Tổ chức Ân xá quốc tế]] (Amnesty International – AI), có tồn tại việc [[Việt Nam Cộng hòa]] đàn áp những người bất đồng chính kiến, trong đó có việc lạm dụng các điều luật mơ hồ để bắt giữ tùy tiện, [[tra tấn]] và xét xử bằng tòa án binh. Những người dân thường bị [[Việt Nam Cộng hòa]] giam giữ đều được [[Ân xá Quốc tế|Tổ chức Ân xá Quốc tế]] xem là [[tù nhân chính trị]], vì đa phần trong số đó bị giam giữ vì lý do bất đồng chính kiến. Nhiều người bị bắt mặc dù không có liên hệ với [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] hay [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]]. Theo AI, [[Việt Nam Cộng hòa]] có bốn loại tù nhân bao gồm: tù hình sự, những người thuộc [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] hay [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]], những người có liên hệ với [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] hay [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]] và những người bất đồng chính kiến. Những người bất đồng chính kiến được phía [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]], [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]] và [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] gọi là "lực lượng chính trị thứ ba" tại [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam]]. AI cho rằng [[Việt Nam Cộng hòa]] giam giữ khoảng 200.000 [[tù nhân chính trị]], nhưng phía VNCH cho rằng họ chỉ giam khoảng 37.000 người. Một trường hợp tiêu biểu của AI nhắc tới là dân biểu Trần Ngọc Châu, một người bất đồng chính kiến bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu quy chụp là cộng sản nằm vùng. Sau [[Hiệp định Paris 1973|Hiệp định Paris]], ông Châu được trao trả cho [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] nhưng ông từ chối vì cho rằng mình không phải là cộng sản. Thực tế đã chứng minh điều đó khi sau năm 1975, ông này đã sang [[Hoa Kỳ]] định cư. Theo AI, VNCH đã bắt bớ và giam giữ tùy tiện những người bất đồng chính kiến ở miền Nam thông qua những điều luật chống Cộng mơ hồ và tù binh không được hưởng các quy chế quốc tế. Nhiều tù nhân chính trị bị coi là đặc biệt nguy hiểm bị giam giữ mà không qua xét xử. Nhiều phiên xử của các tòa án binh chỉ kéo dài trong 5 phút. Theo AI, [[tù nhân chính trị]] còn bị [[tra tấn]], bức cung, [[Trừng phạt thân thể|nhục hình]] tại các [[Nhà tù|nhà giam]], đặc biệt là tại Tổng nha Cảnh sát Quốc gia Đô thành Sài Gòn. Tình trạng đối xử tàn tệ với tù nhân diễn ra khốc liệt hơn khi [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]] và cố vấn [[Hoa Kỳ]] can thiệp vào các trại giam. Báo cáo cho biết việc biệt giam, cùm, đánh đập dã man và nhốt [[tù nhân]] trong chuồng cọp khiến cho một số tù nhân bị tàn tật vĩnh viễn. Một số tù nhân đã chết trong ngục hoặc bị liệt nửa người. Từ năm [[1972]], hội [[Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế|Chữ thập đỏ]] bị ngăn cấm vào tiếp xúc và hỗ trợ cho tù chính trị. Đa số người bị cáo buộc vi phạm những tội chính trị kể trên đều bị giam giữ vô thời hạn mà không được mang ra xét xử. Căn cứ vào Điều 4, Hiến pháp năm [[1967]] về việc bài trừ chủ nghĩa Cộng sản, chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] thường bắt người với lý do “gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia”, “gây suy sụp tinh thần chiến sỹ quân đội”, tập hợp người gây bất lợi cho an ninh quốc gia, cổ súy chủ thuyết cộng sản, thân cộng, thân cộng-trung lập,... Luật nhà binh được chính quyền sử dụng trong các vụ án chính trị.<ref>https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/001/1973/en/</ref>
 
Ở [[Việt Nam]] vào thế kỷ 21, nhiều người bất đồng chính kiến phản đối [[hệ thống đơn đảng|chế độ độc đảng]] và ủng hộ phương pháp đấu tranh [[bất bạo động]].
Một số nhân vật bất đồng chính kiến như [[Hoàng Minh Chính]], [[Bùi Tín]], [[Lê Thị Công Nhân]], [[Tađêô Nguyễn Văn Lý|Nguyễn Văn Lý]], [[Lê Công Định]], [[Nguyễn Tiến Trung]], [[Nguyễn Văn Đài]], [[Trần Huỳnh Duy Thức]], [[Phạm Hồng Sơn (nhân vật bất đồng chính kiến)|Phạm Hồng Sơn]], [[Nguyễn Khắc Toàn]], [[Lê Chí Quang]], [[Phạm Văn Trội]], [[Cù Huy Hà Vũ]]... hầu hết đều bị chính quyền kết tội hình sự và bỏ tù. Không những vậy họ còn bị đa số người dân nhìn nhận như những tội phạm, dưới ảnh hưởng tuyên truyền của bộ máy nhà nước. Nhà văn [[Nguyễn Thị Từ Huy]] cho rằng những người này là lương tâm của xã hội [[Việt Nam]].<ref name=ntth1>[http://www.rfavietnam.com/node/3177 Những người ly khai: nền tảng của tự do, lương tâm của xã hội], Nguyễn Thị Từ Huy, rfavietnam, 04/13/2016.</ref>
 
== Sách báo ==