Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã thay đổi mức khóa của “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam” ([Sửa đổi=Chỉ cho phép các thành viên tự động xác nhận] (hết hạn 09:41, ngày 7 tháng 9 năm 2020 (UTC)) [Di chuyển=Cấm mọi thành viên (trừ bảo quản viên)] (vô thời hạn))
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 57:
Theo Hiệp định Paris, thì Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một trong hai chính thể (nhà nước) tồn tại ở miền Nam Việt Nam, và là một trong ba chính thể trên quốc gia Việt Nam.
 
CộngTính hòađến Miền24/1/1976,đã Nam Việt90 Namnước đượccông mộtnhận số quốc giaquan cônghệ nhận.ngoại giao với chính thể này.Chính thể này tham gia ký [[Hiệp định Paris 1973]] với tư cách là một bên tham chiến. Chính phủ này tiếp quản các lãnh thổ thuộc kiểm soát của [[Việt Nam Cộng hòa]] sau [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975]]. Ngày [[2 tháng 7]] năm [[1976]], Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] thống nhất thành [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam]].
 
==Thành lập==
Trước khi thành lập Chính phủ, các vùng do cách mạng kiểm soát đặt dưới sự quản lý của các Ủy ban nhân dân tự quản, sau là Ủy ban nhân dân giải phóng rồi Ủy ban nhân dân cách mạng. Đứng trước yêu cầu phải có một chính quyền Trung ương, Đảng Lao động Việt Nam chủ trương thành lập một chính phủ lâm thời. Một cuộc họp của các lãnh đạo Trung ương Cục gồm các ông Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh và Thường vụ TW Cục với đại diện Mặt trận ông Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát được tổ chức. Sau đó ông Phạm Hùng đi họp Bộ Chính trị ngoài Bắc xin ý kiến Trung ương. Sau khi được TW cho ý kiến, công tác tổ chức trực tiếp do ông Phạm Hùng và Nguyễn Văn Linh đảm nhiệm. Một hội nghị liên tịch giữa Thường trực TW Mặt trận Dân tộc giải phóng và Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình cũng được tổ chức để bàn về tổ chức Đại hội<ref>Chung một bóng cờ, Nhà xuất bản CTQG, H.1993, tr.493</ref>. Theo Chỉ thị 13/CTLT ngày 15-5-1968 của Trung ương Cục chỉ đạo thành lập chính quyền các cấp thì chính quyền một mặt phải bảo đảm tính chất chuyên chính của nó, mặt khác phải thể hiện tính chất rộng rãi, để "tiến hành triệt để cách mạng dân tộc dân chủ đến thắng lợi hoàn toàn, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc, và sau này sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội"<ref>Chung một bóng cờ, Nhà xuất bản CTQG, H.1993, tr.412</ref>
Từ ngày [[6 tháng 6|6]]-[[8 tháng 6|8/6]]/[[1969]], Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam, mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam do Luật sư [[Trịnh Đình Thảo]] làm Chủ tịch, là nòng cốt, đã bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam do Kiến trúc sư [[Huỳnh Tấn Phát]] làm Chủ tịch, và Hội đồng Cố vấn Chính phủ do Luật sư [[Nguyễn Hữu Thọ]] làm Chủ tịch. Đại hội do ông Nguyễn Hữu Thọ và Trịnh Đình thảo chủ trì. Đại diện Đảng tham dự là ông Nguyễn Văn Linh. Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Từ [[Tháng sáu|tháng 6]]/[[1969]] đến cuối năm [[1975]], đã có hơn 50 nước trên thế giới (trong đó có nhiều nước [[Chủ nghĩa tư bản|Tư bản chủ nghĩa]]) công nhận và lập quan hệ ngoại giao <ref>[http://119.15.167.94/qdndsite/vi-VN/61/43/tap-chi-quoc-phong-toan-dan/su-menh-lich-su-cua-chinh-phu-cach-mang-lam-thoi-cong-hoa-mien-nam-viet-nam-trong-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc/80716.html Sứ mệnh lịch sử của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước]</ref>. 24/1/1976, [[Kuwait]] thiết lập quan hệ ngoại giao với chính thể này.
 
Các chính phủ công nhận Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam trong nửa đầu [[Tháng năm|tháng 5]]/[[1975]] gồm: [[Thái Lan]], [[Thụy Điển]], [[Phần Lan]], [[Ấn Độ]], [[Đan Mạch]], [[Pakistan]], [[Jamaica]], [[Síp]], [[Chính phủ Liên hiệp Dân tộc Lâm thời Lào]], [[Nigeria]], [[Kuwait]], [[Nhật Bản]], [[Úc]], [[Nepal]], [[New Zealand]], [[Anh]], [[Ý]], [[Pháp]], [[Bỉ]], [[Canada]]; ngày [[18 tháng 5|18]] là [[Jordan]] và [[Ấn Độ]] lập quan hệ ngoại giao. Ngày [[25 tháng 6|25/6]]/[[1975]] lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Canada.Tính đến tháng 10/1975,có ít nhất 75 nước công nhận chính thể này và tiếp tục cho đến khi tái thống nhát Việt Nam 2/7/1976.
 
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam có quyền lực hành pháp. Hội đồng Cố vấn ban đầu có nhiệm vụ góp ý kiến với Chính phủ. Chính phủ không công khai chịu sự chỉ đạo từ ngoài Bắc hay của cấp ủy Đảng trong nam, nhưng vẫn thể hiện rõ miền Bắc chi viện miền Nam như là "hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn" và chịu chỉ đạo của Hồ Chí Minh và di chúc của Hồ Chí Minh (mà họ gọi là Hồ Chủ tịch) với tư cách là lãnh tụ của nhân dân cả nước (với Mặt trận thì gọi thêm là "lãnh tụ của mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam"). Các chỉ đạo chính sách trong Nam của Đảng ở TW là bí mật (theo chỉ thị của Ban Bí thư)<ref>Văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, H.2002, tập 26, tr.138</ref>