Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Downes (DD-375)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử hoạt động: clean up, replaced: và và → và using AWB
Dòng 78:
Khi [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản|Hải quân Nhật]] bất ngờ [[tấn công Trân Châu Cảng]] vào ngày [[7 tháng 12]] năm [[1941]], ''Downes'' đang ở trong ụ tàu ở Trân Châu Cảng cùng tàu khu trục {{USS|Cassin|DD-372|2}} và [[thiết giáp hạm]] {{USS|Pennsylvania|BB-38|2}}. Cả ba đã chịu đựng cuộc không kích nặng nề, và cho dù bị càn quét bắn phá, thủy thủ đoàn trên cả ''Downes'' lẫn ''Cassin'' đã khai hỏa súng phòng không, chống đỡ các cuộc không kích tiếp theo. Các quả bom cháy đã làm nổ tung các thùng nhiên liệu bị rò rỉ, gây ra các đám cháy không thể kiểm soát được. Trong một nỗ lực làm ngập nước ụ tàu để chữa cháy, dầu bốc cháy dâng cao theo mực nước, làm nổ tung đạn dược và đầu đạn ngư lôi, khiến cả hai chiếc tàu khu trục được lệnh bỏ tàu. Sau đó ''Cassin'' bị trượt khỏi các khối chèn dưới lườn tàu và nghiêng tựa trên ''Downes''. Cả hai con tàu được xem là tổn thất, và ''Downes'' được chính thức cho xuất biên chế vào ngày [[20 tháng 6]] năm [[1942]]. Cả hai con tàu đều bị hư hại quá mức có thể sửa chữa, nhưng máy móc và thiết bị của chúng được tháo dỡ và thu hồi, được cho chuyển đến [[Xưởng hải quân Mare Island]], nơi những con tàu hoàn toàn mới được chế tạo dựa trên máy móc vật liệu thu hồi được, và chúng được đặt lại tên và số hiệu lườn nguyên thủy.{{sfn|Bartholomew|Milwee|2009|p=59}}
 
Được cho nhập biên chế trở lại tại Xưởng hải quân Mare Island vào ngày [[15 tháng 11]] năm [[1943]], ''Downes'' khởi hành từ [[San Francisco, California]] vào ngày [[8 tháng 3]] năm [[1944]] để hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến Trân Châu Cảng, và tiếp tục đi đến [[Majuro]], đến nơi vào ngày [[26 tháng 3]]. Nó được phân nhiệm vụ phong tỏa [[đảo san hô Wotje]], một vị trí cố thủ của quân Nhật bị bỏ qua, cho đến ngày [[5 tháng 4]]; và sau khi được tiếp liệu tại Trân Châu Cảng, đã tiếp tục đi đến [[Eniwetok]] vào ngày [[6 tháng 5]], phục vụ như tàu kiểm soát lối ra vào cảng và là [[soái hạm]] của đơn vị đặc nhiệm tuần tra gần bờ. Trong giai đoạn này nó từng giải cứu một phi công bị rơi trong vũng biển Eniwetok cùng bốn thành viên đội bay khác ngoài khơi [[Pohnpei|Ponape]], [[Caroline Islands]]. Đến [[tháng 7]], nó bắt đầu làm nhiệm vụ hộ tống vận tải từ Eniwetok đến [[Saipan]] nhằm hỗ trợ cho chiến dịch [[quần đảo Mariana]], rồi tuần tra ngoài khơi [[Tinian]] trong quá trình đổ bộ tại đây. Nó đã hỗ trợ hỏa lực tại Marpi Point, Tinian và bắn phá [[đảo Aguijan]], vào ngày [[9 tháng 10]] đã tham gia bắn phá đảo Marcus như một đòn nghi binh cho cuộc không kích của [[tàu sân bay]] xuống [[Nansei Shoto]].
 
''Downes'' khởi hành từ Saipan vào ngày [[14 tháng 10]] để gia nhập Đội đặc nhiệm 38.1 hai ngày sau đó cho một cuộc truy tìm các tàu chiến Nhật mà [[Đô đốc]] hy vọng có thể đánh lừa ra biển khơi bằng hai chiếc tàu tuần dương bị hư hại {{USS|Canberra|CA-70|2}} và {{USS|Houston|CL-81|2}}. Đội đặc nhiệm quay trở về [[Leyte (đảo)|Leyet]] để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ tại đây vào ngày [[20 tháng 10]]. ''Downes'' khởi hành đi [[Ulithi]] vào ngày hôm đó, nhưng được gọi quay trở lại hộ tống các tàu sân bay trong cuộc không kích nhắm vào hạm đội Nhật Bản trong [[Trận chiến vịnh Leyte]]. Nó được cho tách ra vào ngày [[27 tháng 10]], và lên đường đi Ulithi để được tiếp tế.