Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thủ Thừa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, thêm/xóa ref, Executed time: 00:00:14.2796718 using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 119:
 
Huyện Thủ Thừa có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.
 
== Điều kiện tự nhiên ==
===Khí hậu===
Khí hậu huyện Thủ Thừa mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ bình quân năm là 27,1oC, cao nhất vào tháng 4 với 28,5oC, thấp nhất vào tháng 1 với 25,3oC. Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 3,3oC, biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao (từ 8oC đến 10oC). Lượng mưa trung bình năm khá lớn (1.532 mm/năm) và phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, tập trung khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm.
===Nguồn nước===
Nguồn nước chính cung cấp cho Thủ Thừa là sông Vàm Cỏ Tây, đoạn chảy qua huyện dài 17,3 km, độ sâu trung bình 17 m, rộng trung bình 300 m. Sông Vàm Cỏ Tây được tiếp nước từ sông Tiền qua hệ thống kênh Hồng Ngự, Dương Văn Dương, lưu lượng mùa kiệt 93 m3/s, mùa lũ 580 m3/s, góp phần quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của người dân.
===Sông ngòi===
Ngoài ra hệ thống kênh Thủ Thừa, kênh Bo Bo cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất và đời sống của người dân huyện. Hơn 75% diện tích ở phía Bắc bao gồm các xã: Long Thạnh, Long Thuận, Tân Thành, Mỹ Lạc, Mỹ Thạnh, Long Thành, Tân Lập nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mười, thường xuyên bị ngập lụt. Năm xã còn lại ở phía Nam ít bị ảnh hưởng của lũ.
 
===Đất đai===
Đất đai bao gồm hai nhóm lớn là đất phù sa và đất phèn. Nhóm đất phù sa có diện tích 3.651 ha phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Tây, chủ yếu ở các xã Long Thuận, Long Thạnh; thành phần cơ giới nặng, độ phì nhiêu khá, thích hợp cho trồng 2 vụ lúa. Nhom đất phèn chiếm đến 84,5% diện tích đất tự nhiên; gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa.
 
== Giao thông - thủy lợi ==