Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thái Học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 18:
Năm [[1927]], tổ chức [[Nam Đồng Thư xã]] quyết định ủng hộ cuộc [[khởi nghĩa Bắc Ninh]] do [[Quản Trạc]] lãnh đạo. Công việc bị bại lộ, đa số thành viên của Nam Đồng Thư xã bị thuyên chuyển hoặc bị truy lùng phải đào tẩu, chỉ còn lại Nguyễn Thái Học và một số ít đồng chí. Tháng 10 năm này, ông triệu tập số người còn lại và đưa ra ý định thành lập một đảng cách mạng bí mật, dùng vũ lực lật đổ thực dân Pháp. Đảng này mang tên [[Việt Nam Quốc dân Đảng|Việt Nam Quốc Dân Đảng]] (VNQDĐ), và chi bộ đảng đầu tiên mang tên là "Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã", do ông làm Chi bộ trưởng, gồm các ủy viên: [[Hồ Văn Mịch]], [[Phó Đức Chính]], [[Lê Văn Phúc]], [[Hoàng Văn Tùng]], [[Nhượng Tống|Hoàng Phạm Trân]] (tức Nhượng Tống) và một số đồng chí khác.{{ref|NTHc}} Tháng 12 năm [[1927]], VNQDĐ tổ chức đại hội đảng lần thứ nhất và bầu ông làm Chủ tịch Tổng bộ đảng kiêm Chủ tịch đảng. Dưới sự lãnh đạo của ông, VNQDĐ bắt đầu phát triển rất nhanh chóng để kết nạp tầng lớp [[trí thức]], [[giáo viên]], [[nông dân]], [[công chức]], [[Người lính|binh sĩ]] trong guồng máy cai trị với mục đích dùng bạo động lật đổ chính quyền thực dân Pháp, thành lập một chế độ cộng hòa [[dân chủ]] độc lập trên toàn cõi Việt Nam. Đến đầu năm [[1929]], VNQDĐ đã thành lập được 120 chi bộ tại [[Bắc Kỳ|Bắc kỳ]] với 1500 đảng viên.{{ref|NTHd}}
 
===Pháp Khởikhởi Sựsự Tiêutiêu Diệtdiệt Việt Nam Quốc Dân Đảng===
{{Chính|Vụ ám sát Bazin}}
Năm [[1929]], tại Bắc kỳ và Bắc [[Miền Trung (Việt Nam)Kỳ|Trung kỳ]] có cao trào mộ phu, đưa dân đi làm phu cho các [[đồn điền]] [[cao su]] tại các nơi như [[Nam Kỳ|miền Nam]], [[Campuchia|Miên]] (Campuchia), [[Lào]], [[Nouvelle-Calédonie]] (Tân Ca-lê-đô-ni-a hay Tân Thế giới) và [[Tân Hebrides|Nouvelles-Hébrides]] (nay là [[Vanuatu]]), nơi những người phu này trở thành [[nô lệ]] cho các chủ đồn điền. Một trong những người mua nô lệ nổi tiếng là Bazin tại [[Hà Nội]]. Ông này chuyên dụ dỗ hay bắt cóc dân đem làm phu lấy lợi. Mặc dù không được sự chấp thuận của Tổng Bộ và Nguyễn Thái Học, ba đảng viên thuộc một Thành bộ VNQDĐ gồm Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lân, và Nguyễn Đức Lung đã tự ý ám sát ông Bazin vào ngày [[9 tháng 2]] năm [[1929]] tại [[Chợ Hôm]], [[Hà Nội]].<ref>Hoàng Văn Đào, ''Việt Nam Quốc Dân Đảng - Lịch sử Đấu tranh Cận Đại 1927-1954'', trang 55-58, tái bản lần thứ hai, Sài Gòn, 1970.</ref>
 
Nhân vụ ám sát, [[Pháp]] khởi sự đàn áp nhằm tiêu diệt VNQDĐ trong khi cơ sở của họ chưa kịp chuẩn bị ứng phó trước kế hoạch khủng bố trắng của chính quyền thuộc địa. [[Sở Liêm phóng Đông Dương|Sở mật thám Bắc Việt]] được một nội ứng phản đảng tên Bùi Tiên Mai chỉ điểm, đã bắt giam 227 đảng viên VNQDĐ, nhưng không bắt được hai lãnh tụ đảng lúc đó là Nguyễn Thái Học và [[Nguyễn Khắc Nhu]], chủChủ tịch Ban Hành pháp VNQDĐ nhiệm kỳ 3.
 
Sau khi Bùi Tiên Mai nhận diện và đối chứng với những đồng chí tại các phiên tòa Hội đồng Đề hình, ban ám sát VNQDĐ tổ chức giết người này vì tội phản đảng và quên lời thề trước bàn thờ tổ quốc. Trên đường hành thích, sự việc bị đổ bể và một đảng viên bị chết, một bị tù cấm cố 10 năm. Hai đảng viên khác, Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Ngọc, khi bị bắt do mật thám tra tấn dã man đã khai báo và chỉ điểm cho Pháp mọi đường đi nước bước của các yếu nhân lãnh đạo của VNQDĐ. Ban ám sát VNQDĐ cũng tổ chức giết hai người này, tuy thành công nhưng thêm một số đảng viên bị bắt và hành hình qua các vụ ám sát này. {{ref|NTHf}}
 
Để xử các tù nhân chính trị này, [[Toàn quyền Đông Dương|Toàn quyền]] Pháp [[Pierre Marie Antoine Pasquier|Pasquier]] quyết định không giao cho Biện lý cuộc, nhưng ký nghị định thành lập một Hội đồng Đề hình (''Commission criminelle'') để tuyên án và xử tội. Hội đồng này trả tự do cho 149 người và kết án 78 người từ 2 đến 15 năm tù tại các tỉnh thượng du Bắc Việt hoặc lưu đày ra [[Nhà tù Côn Đảo|Côn Đảo]], và mỗi người bị cộng thêm một án 5 năm biệt xứ (''interdiction de séjour''). {{ref|NTHe}}
 
Lực lượng của VNQDĐ bị suy yếu, tổn thất nặng nề, và hoàn toàn rơi vào thế bị động sau việc ám sát ông Bazin. Các lãnh tụ buộc phải tiến hành cuộc khởi nghĩa 8 tháng sau đó để tránh cho các cơ sở đang gặp nguy cơ bị tiêu diệt hoặc tan rã.
 
===Khởi nghĩa Yên Bái===