Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Lạnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 49:
{{Lịch sử Chiến tranh Lạnh}}
 
'''Chiến tranh Lạnh''' (1946-1991); ([[tiếng Anh]]: '''Cold War''') là thời kì căng thẳng [[Địa lý|địa]] [[chính trị]] giữa [[Liên Xô]] và những quốc gia vệ tinh ([[khối Đông Âu]]) với [[Hoa Kỳ]] với những đồng minh ([[Tây Âu|Khối phương Tây]]) sau [[Thế chiến II]]. ''Chiến tranh Lạnh'' bắt đầu từ năm 1946 khi năm bức điện báo với tựa đề ''Long Telegram'' của nhà ngoại giao Hoa Kì [[George F. Kennan]] từ [[Moskva]] đã đề ra một chính sách đối ngoại của [[Hoa Kỳ]] về việc ngăn chặn cái mà nước này gọi là chủ nghĩa bành trướng của [[Liên Xô]] và năm 1947 với sự ra đời của [[Học thuyết Truman]]. ''Chiến tranh Lạnh'' kết thúc với [[Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu]] (khi các nước cộng hòa thành viên của [[Liên bang xô-viết|Liên bang Xô viết]] tuyên bố độc lập). Thuật ngữ ''lạnh'' được sử dụng vì không có sự chiến đấu trực tiếp diện rộng giữa hai cường quốc, nhưng họ đã ủng hộ những cuộc xung đột ở các nước được biết là những cuộc [[chiến tranh ủy nhiệm]] (proxy wars).
 
Những nước tư bản phương Tây được dẫn dắt bởi [[Hoa Kỳ]], một quốc gia theo thể chế [[cộng hòa liên bang]] với hệ thống chính trị [[đa đảng]], cũng như những quốc gia ''First-World'' (chỉ những quốc gia liên kết chung với [[NATO]] hoặc chống lại [[Liên Xô]] trong Chiến tranh lạnh). Đại đa số các quốc gia ''First-World'' là các nước [[cộng hòa]] hoặc [[quân chủ lập hiến]] cũng với hệ thống chính trị đa đảng và những tổ chức độc lập, nhưng về mặt kinh tế và chính trị thì bị ràng buộc chặt chẽ với mạng lưới của những quốc gia cộng hòa nhỏ bé và các chế độ [[độc tài]] khác, hầu hết trong số đó từng là các thuộc địa cũ của Khối phương Tây{{sfn|G. Jones |2014 |pp=176–79}}. [[Liên Xô]] tự tuyên bố mình là một quốc gia theo [[Chủ nghĩa Marx-Lenin]] áp dụng hệ thống chính trị [[độc đảng]] được lãnh đạo bởi một cấp lãnh đạo cao nhất là [[Bộ Chính trị|Bộ chính trị]]. Đảng cộng sản lãnh đạo toàn bộ quốc gia, báo chí, quân sự, kinh tế và những tổ chức địa phương khắp ''Second World'' (''Second World'' chỉ những quốc gia vệ tinh hoặc đồng minh của [[Liên Xô]]), bao gồm những thành viên của [[Hiệp ước Warsaw]] và những quốc gia khác theo [[Hệ thống xã hội chủ nghĩa|Hệ thống XHCN]]. [[Điện Kremlin]] đã tài trợ tiền của cho những đảng cộng sản trên khắp thế giới nhưng bị thách thức quyền lực bởi [[Cộng hòa nhân dân Trung Hoa]] của [[Mao Trạch Đông]] theo sau đó là sự [[Chia rẽ Trung-Xô|chia rẽ Trung Quốc-Liên Xô]] vào khoảng những năm 1960. Gần như tất cả các quốc gia thuộc địa đã giành được độc lập trong khoảng thời gian 1945-1960, họ đã trở thành ''Third World'' (những quốc gia trung lập) trong Chiến tranh Lạnh.{{sfn|G. Jones |2014 |pp=176–79}}