Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tự do học thuật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của StorKnows (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của ThiênĐế98
Thẻ: Lùi tất cả
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{pp-protected|small=yes}}[[Tập tin:Bologna-vista02.jpg|nhỏ|phải|250px|Lịch sử tự do học thuật được cho là bắt đầu với việc [[Đại học Bologna|Viện Đại học Bologna]] thông qua ''Constitutio Habita'',<ref>Malagola, C. (1888), Statuti delle Università e dei Collegi dello Studio Bolognese. Bologna: Zanichelli.</ref> năm 1158 hoặc 1155,<ref name="Rüegg, W. 2003 pp 4-34">Rüegg, W. (2003), Mythologies and Historiogaphy of the Beginnings, pp 4-34 in H. De Ridder-Symoens, editor, A History of the University in [[Châu Âu]]; Vol 1, Cambridge University Press.</ref> theo đó bảo đảm quyền đi lại tự do của các học giả.]]
'''Tự do học thuật''' là quyền tự do [[giảng dạy]], [[học tập]], và theo đuổi [[tri thức]] và [[nghiên cứu]] của giảng viên và sinh viên mà không bị can thiệp vô lý hay bị giới hạn bởi luật pháp, các quy định của cơ sở giáo dục, hoặc áp lực của công chúng. Những yếu tố cơ bản của tự do học thuật bao gồm [[quyền tự do]] của giảng viên trong việc tìm hiểu bất cứ chủ đề tri thức nào mà mình quan tâm; quyền trình bày những khám phá của mình cho sinh viên, đồng nghiệp, và những người khác biết; quyền công bố bằng cách xuất bản những số liệu và kết luận của mình mà không bị kiểm soát hay [[kiểm duyệt]]; và quyền giảng dạy theo cách mà mình thấy phù hợp về mặt chuyên môn. Đối với sinh viên, những yếu tố cơ bản bao gồm quyền tự do học tập và nghiên cứu những gì mình quan tâm và quyền đưa ra những kết luận của chính mình, cũng như quyền biểu đạt những ý kiến của mình.<ref name="EB">{{Chú thích web|url=http://www.britannica.com/EBchecked/topic/2591/academic-freedom |tiêu đề=Academic Freedom|nhà xuất bản=Encyclopedia Britannica |ngày tháng= |ngày truy cập=ngày 22 tháng 11 năm 2013}}</ref> Các nước không có tự do học thuật thường được cai trị bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi trong xã hội và giới hàn lâm trong khi tại các nước phát triển quyền tự do học thuật được nhà nước bảo vệ vì nó được coi là nền tảng thiết yếu để phát triển tri thức và phụng sự xã hội, và do đó là trụ cột quan trọng của mọi xã hội dân chủ và văn minh. Tại các nước phát triển chính quyền kiềm chế can thiệp vào quyền tự chủ đại học và tự do học thuật vì họ biết rằng tri thức là nền tảng của sức mạnh quốc gia, đồng thời họ có niềm tin vào bản chất lành mạnh, năng lực tự quản và tự sửa sai của cộng đồng học thuật.<ref>Kiến tạo một nền đại học thực thụ, Vũ Thành Tự Anh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn</ref>