Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Băng Châu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
PhatHara (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
PhatHara (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 25:
 
Một thời gian sau, với bài hát Qua Cơn Mê (sáng tác của [[Trịnh Lâm Ngân]]) thu trong băng nhạc Trường Sơn của thầy Duy Khánh thực hiện. Thực ra người thu âm bài này đầu tiên là Duy Khánh trong đĩa nhựa. Băng Châu kể rằng lúc đó cô thấy bài này hay quá nên xin Duy Khánh để hát. Tuy nhiên Duy Khánh muốn ông hát trước trong dĩa nhựa rồi sau đó Băng Châu thu âm lại vào băng cối, và Qua Cơn Mê cùng tiếng hát của Băng Châu trở thành một hiện tượng vào đầu thập niên 1970 khi tất cả các đài phát thanh đều phát bài hát của cô. Băng Châu kể trong chương trình Jimmy Show rằng bài hát này đã đóng dấu ấn vào tên tuổi của cô “Băng Châu đi bảy dặm” cho đến tận ngày nay, tức là gần 50 năm sau khi cô hát Qua Cơn Mê.
 
Trước 1975, Băng Châu được nghệ sĩ [[Thanh Nga]] dìu dắt và dạy về cải lương, cô đóng trong “Đưa em về tây hạ”, trong đó có Hà Mỹ Hạnh, Dũng Thanh Lâm, Việt Hùng, La Khởi Tân.
 
Sau năm 1975, ca sĩ Băng Châu tiếp tục sinh hoạt âm nhạc, đóng phim, đến tháng 9 năm 1979 thì cô sang [[Mỹ]] định cư, cộng tác với nhiều trung tâm băng đĩa hải ngoại như [[Thúy Nga]], Phượng Hoàng band, Thanh Lan band. Ngoài ca hát, Băng Châu còn là một MC, xướng ngôn viên truyền hình và truyền thanh.
 
Cô tâm sự, sau năm 90, cô bắt đầu tìm thấy niềm yêu thích bên mảng xướng ngôn viên, đài đầu tiên cô tham gia là Sài Gòn hải ngoại qua chương trình “Băng Châu – Quốc Thái talkshow.
 
Băng Châu cũng có nhiều kỉ niệm với ca nhạc sĩ [[Nhật Trường]] vào thời ông vừa qua Mỹ vào khoảng năm 1992. Cô đóng trong “Anh không chết đâu anh” vì lúc đấy Thanh Lan vẫn chưa qua Mỹ, đóng vai vợ của người hùng Nguyễn Văn Đương, làm rất nhiều người cảm động.
 
==Điện Ảnh==
Băng Châu có vai diễn đầu tiên và rất thành công khi được đạo diễn Lê Dân phát hiện, mời đóng vai chính Trần Thị Diễm Châu trong bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Châu Kool của nhà văn Duyên Anh. Theo lời đạo diễn Lê Dân cho biết thì trước khi đưa quyển tiểu thuyết đang chấn động văn đàn Sài Gòn thời bấy giờ về nhân vật “Châu Kool” của nhà văn Duyên Anh lên màn bạc, đạo diễn Lê Dân đã đi lùng trong hàng ngũ các nữ nghệ sĩ cải lương, các nữ minh tinh màn bạc, các nữ ca sĩ để tìm một cô có vóc dáng và nhân diện có thể đóng vai từ một thiếu nữ ngây thơ, đến một người đàn bà bụi đời thể hiện qua nữ nhân vật Trần Thị Diễm Châu có cái biệt danh là Châu Kool.