Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học phương Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Triết học thế kỷ 19: Hoàn thiện, thêm chú thích
Dòng 335:
 
==== Hegel ====
'''[[Georg Wilhelm Friedrich Hegel]]''' sinh ra tại [[Stuttgart]] vào năm 1770, cũng là năm mà [[Beethoven]] ra đời và Kant được bổ nhiệm làm giáo sư ở đại học Königsberg. Hegel theo học thần học tại trường Đại học Tubingen.{{Sfn|Lawhead|2013|p=391}} Những giáo sư từng dạy Hegel nhận xét rằng ông chỉ là một học sinh trung bình và khả năng nắm bắt triết học thì cũng ở mức độ tương đối tầm thường. Thú vị thay, các học giả ngày nay đều công nhận rằng Hegel là một trong những nhà triết học xuất sắc nhất trong thời kỳ hiện đại. Năm 1807, Hegel xuất bản công trình để đời, ''Hiện tượng học tinh thần'', tác phẩm đã nâng tầm ông lên vị trí thống trị trong nền triết học Đức.{{Sfn|Buckingham|2019|p=180}} Năm 1816, Hegel được bổ nhiệm làm giáo sư tại trường [[Đại học Heidelberg]]; trong thời gian này, ông cũng xuất bản một công trình lớn khác là ''Khoa học Logic.''{{Sfn|Kenny|2006|p=299}} Năm 1818, Hegel nhận giảng dạy triết học tại trường Đại học Berlin, vị trí vốn đã trống kể từ khi Fichte qua đời năm 1814. Năm 1829, Hegel được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của trường và giữ chức vụ này cho đến khi qua đời một năm sau đó vì dịch bệnh.{{Sfn|Lawhead|2013|p=391}} Tương truyền, lời nói cuối cùng của ông trước khi ra đi là: "Chỉ có một người hiểu tôi, và người ấy cũng không hiểu tôi nốt."<ref>Norman{{Chú Davies,thích ''[[sách|title=Europe: A History]]'', |last=Davies|first=Norman|publisher=|year=1996, p. |isbn=978-0060974688|location=|pages=687.}}</ref>
 
Hegel chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ siêu hình học của Kant song ông bác bỏ quan điểm cho rằng các trải nghiệm của con người được gây ra bởi một thế giới khả niệm (noumena) không thể cảm nhận được. Thay vì chấp nhận sự tồn tại của một thế giới tách biệt khỏi mọi tri giác như vậy, Hegel cho rằng: ý thức đang cấu trúc hiện thực chính là hiện thực, không có gì vượt ngoài nó cả.{{Sfn|Warburton|2011|p=128}} Nhưng Hegel không cho rằng ý thức đứng im và dựa trên những nền tảng bất biến, như những Phạm trù của Kant, mà chính nó cũng biến đổi không ngừng cùng với sự biến đổi của thế giới. Ý thức không chỉ đơn thuần là những gì ta nhận thức được mà tự nó cũng là một phần trong tiến trình phát triển. Quá trình phát triển này có tính [[biện chứng]] (dialectic), một khái niệm triết học có ý nghĩa rất đặc thù trong triết học của Hegel.{{Sfn|Buckingham|2019|p=182}}