Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nước công nghiệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
|}]]
'''Nước phát triển, hay nước công nghiệp''' là một [[quốc gia]] có [[Kinh tế|nền kinh tế]], trình độ [[công nghiệp hóa]], [[cơ sở hạ tầng]] vượt trội so với các nước khác, được biểu hiện thông qua các chỉ số [[tổng sản phẩm nội địa|tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP)]], [[Tổng sản lượng quốc gia|tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP)]], [[Thu nhập bình quân đầu người|thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income - PCI)]], mức độ hiện đại hóa, chất lượng cơ sở hạ tầng và bình quân [[mức sống]] của người dân. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể độ phát triển của một quốc gia vẫn còn là chủ đề đang gây ra nhiều tranh cãi.
 
Ví dụ về các nước được coi là nước công nghiệp, hay còn gọi là có nền công nghiệp phát triển, là [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh]], [[Pháp]], [[Hoa Kỳ|Mỹ]], [[Đức]], [[Ý]], [[Nhật Bản|Nhật]], [[Canada]] (nhóm [[G7]]).
 
Ở những nước công nghiệp hiện nay, [[công nghiệp nặng]], [[công nghệ cao]] và [[dịch vụ]] là 3 ngành chủ lực, các quốc gia này có mức [[thu nhập bình quân đầu người]] cao hơn rất nhiều so với những [[nước đang phát triển]]. Điều này có nghĩa là nếu một nước [[nông nghiệp]] trên thế giới muốn được coi là đã thực hiện công nghiệp hóa thành công thì ngành công nghiệp của nước đó bắt buộc phải có tỷ trọng cao hơn nhiều so với các ngành còn lại. Các nước công nghiệp cũng thường có [[Chỉ số phát triển con người]] (HDI) thuộc vào loại từ cao đến rất cao, ngoài danh xưng '''nước công nghiệp''', các quốc gia này còn hay được gọi với tên gọi khác là các '''nước phát triển''', '''nước tiên tiến''', hay các nước thuộc '''[[Thế giới thứ nhất]]'''.
 
Theo [[Quỹ Tiền tệ Quốc tế]], vào năm [[2006]], [[thế giới]] có 29 nước thành viên của mình các '''nước công nghiệp''' ([[Quỹ Tiền tệ Quốc tế|IMF]] gọi họ là các nước tiên tiến). Có 7 nước tiên tiến lớn (hay còn được gọi là [[G7]]), đó là: [[Anh]], [[Canada]], [[Đức]], [[Ý]], [[Hoa Kỳ|Mỹ]], [[Nhật Bản]] và [[Pháp]], 22 [[quốc gia]] và [[Lãnh thổ|vùng lãnh thổ]] khác còn lại bao gồm: [[Hàn Quốc]], [[Úc]], [[Cộng hòa Síp|Síp]], [[Đan Mạch]], [[Hồng Kông]], [[Iceland]], [[Israel]], [[New Zealand]], [[Na Uy]], [[Singapore]], [[Thụy Điển]], [[Thụy Sĩ]], [[Trung Hoa Dân Quốc|Đài Loan]], [[Áo]], [[Bỉ]], [[Phần Lan]], [[Hy Lạp]], [[Cộng hòa Ireland|Ireland]], [[Luxembourg]], [[Hà Lan]], [[Bồ Đào Nha]], [[Tây Ban Nha]]. Ngoại trừ [[Hồng Kông]] và [[Trung Hoa Dân Quốc|Đài Loan]], các nước này cũng là thành viên của [[Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế]]. Cả 29 nước và lãnh thổ đều được [[Ngân hàng Thế giới]] xếp vào nhóm [[các quốc gia có thu nhập cao]].
 
[[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ]] cho rằng thế giới có 37 nước và lãnh thổ phát triển. Ngoài 29 nước được [[Quỹ Tiền tệ Quốc tế|IMF]] gọi là nước tiên tiến, trong [[danh sách]] của [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|CIA]] còn có [[Andorra]], [[Bermuda]], [[Quần đảo Faroe]], [[Liechtenstein]], [[Malta]], [[Monaco]], [[San Marino]], [[Vatican]].