Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ang Mey”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (296), → (89), → (21) using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 40:
'''Ang Mey''' ({{Lang-km|ក្សត្រីអង្គម៉ី}}, {{IPA-km|kʰsat.trəj ʔɑŋ.məj|pron}}, 1815 – 1874) là một [[nữ hoàng|nữ vương]] tại ngôi ở [[Campuchia|Cao Miên]] hơn mười năm từ 1835 đến 1847. Vương hiệu của bà là '''Samdech Preah Maha Rajini Ang Mey.''' Bà là con gái thứ hai của vua [[Ang Chan II]] (Nặc Chân) của [[Campuchia|Chân Lạp]].
 
Ang Mey hoặc ''Ksat Trey,'' được [[Đại Nam thực lục|sử sách Việt Nam]] đương thời gọi là Công chúa '''Ngọc Vân''' (玉雲),<ref>Đáng ra, Nak Ang Mey phải phiên âm là Nặc Ông Mây, hoặc Nặc Ngọc Mây theo thông lệ phiên âm tên vua chúa Campuchia sang Hán Việt. Có lẽ sử quan triều Nguyễn phiên âm Mây thành Vân, và vì bà là nữ nên đổi chữ lót Ông thành Ngọc như các bà Ngọc Vạn, Ngọc Hoa,...</ref>, sau còn được gọi là Quận chúa '''Mỹ Lâm''' (美林, khi nước Chân Lạp bị giải tán thành [[Trấn Tây Thành]]).
 
== Tiểu sử ==
Dòng 57:
Năm 1840, Ngọc Biện và gia nhân bị kết tội chết do liên lạc với phe thân Xiêm.<ref name=":0" /> Các quan người Chân Lạp là Trà Long, Nhâm Vu và La Kiên đều bị vạ lây. Ngọc Vân, Ngọc Thu và Ngọc Nguyên thì bị giải về Gia Định quản thúc. Người Chân Lạp vì lẽ đó mà đã uất ức lại thêm phần chán ghét. Tới sang đầu năm 1841, Ngọc Vân mới được trở về Nam Vang.
 
Năm 1841, vua Minh Mạng qua đời, vua Thiệu Trị lên thay. Vì thấy việc binh bị tốn kém, vua [[Thiệu Trị|Thiệu Tr]] sai bỏ Trấn Tây thành, rút binh về An Giang. Ang Mey và các em gái theo quan quân Đại Nam về ở thôn Châu Phú, thành Châu Đốc, tỉnh An Giang.<ref>Đại Nam Thực Lục ghi:
 
''Cho bọn quận chúa là Ngọc Vân đến ở tại thôn Chu Phú, phái người coi giữ.''
</ref>. Biết tướng Đại Nam rút quân về nước, quân Xiêm đưa [[Ang Duong]] (Nặc Ông Đôn, Nặc Giun, chú của Ngọc Vân) về Chân Lạp lên ngôi vua và không bỏ lỡ cơ hội, Phi Nhã Chất Tri ([[Chao Phraya Bodin Decha]]) dẫn quân sang đánh phục thù ([[Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845)|Chiến tranh Việt- Xiêm (1841-1845)]]).
 
Năm 1844, ''dời nhà ở của Quận chúa Ngọc Vân đem làm ở bên hữu thành tỉnh An Giang. Trước kia, Lạp man quận chúa là Ngọc Vân, huyện quân là Ngọc Thu, Ngọc Nguyên, theo quan quân ta chuyển về tỉnh An Giang, ngụ tạm ở chỗ đồn đất thôn Chu Phú; đến đây, quan tỉnh cho rằng đất ấy ẩm thấp, xin chi của kho giao cho thổ dân làm lại nhà ở tại chỗ điếm Giang Phước gần tỉnh. Vua y cho''<ref>Đại Nam Thực Lục.</ref>.
Dòng 66:
Ba năm sau (1844) quân Việt lại kéo lên giao chiến với quân Xiêm. [[Nguyễn Tri Phương]] và [[Doãn Uẩn]] vây hãm thành U Đông, đánh bại quân Xiêm La do Phi Nhã Chất Tri (tướng Chakri [[Chao Phraya Bodin Decha|Chao Phraya Bodin]]) chỉ huy, buộc người Xiêm phải giảng hòa. Hai bên đình chiến.
 
Năm 1845, ''cho dời chỗ ở của quận chúa Ngọc Vân và mẹ tên Giun đến thành Nam Vang. (Ngọc Vân và mẹ tên Giun và người nhà, nguyên trước ở thành An Giang).''<ref>Đại Nam Thực Lục</ref>.
[[Tập tin:BasseCochinchine-Cambodia(1841-1889).jpg|thumb|335x335px|Bản đồ Nam Kỳ và một phần nước Cao Miên năm 1841-1889.]]
Tháng 2 âm lịch năm Đinh Mùi (1847), vua Thiệu Trị phong cho Ang Duong làm Cao Miên quốc vương (ý trao cho làm chủ toàn cõi Cao Miên gồm cả Nam Vang lẫn Oudong) và phong cho Ang Mey làm Cao Miên quận chúa (ý trao cho làm chủ vùng Trấn Tây (Nam Vang) nhà Nguyễn kiểm soát). VUa Thiệu Trị lệnh cho quân nhà Nguyễn ở Trấn Tây (vùng Nam Vang đến biên giới với Nam Kỳ của Đại Nam) rút về An Giang. Triều đình Cao Miên được coi là độc lập nhưng phải chịu triều cống cả hai nước Việt lẫn Xiêm.