Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ án Xét lại Chống Đảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 63801010 của Vũ Thư Hiên (thảo luận) (sử dụng mobileUndo)
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
 
*Những nhân vật bị bắt: gồm những nhân vật lão thành trong đảng, nhiều vị tướng cùng một số những nhà nghiên cứu và nhà báo như: Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin [[Hoàng Minh Chính]]<ref>Người được coi là đứng đầu nhóm Xét lại Chống Đảng</ref> (bị bắt ngày 27-7-1967); Vụ trưởng Lễ tân Bộ Ngoại giao [[Vũ Đình Huỳnh]]<ref>Cựu bí thư của Hồ Chí Minh, cựu tù Sơn La, từng là thành viên [[Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên|Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội]], cha Vũ Thư Hiên, bị giam 6 năm trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, mất ngày 3 tháng 5 năm 1990</ref> (bị bắt ngày 18-10-1967)<ref>Chương 6, ''Đêm giữa ban ngày'', hồi ký của Vũ Thư Hiên mô tả khi nghe ông Huỳnh bị bắt Đỗ Mười đã sửng sốt:"Tại sao lại bắt anh Huỳnh, anh Giang? Những người cách mạng như thế sao có thể đổ cho người ta chống Đảng được? Bậy quá! Bậy quá!"</ref>; Cục trưởng Cục 2 (Cục Tình báo quân đội) đại tá [[Lê Trọng Nghĩa]]<ref>Được mời đi họp, rồi đưa thẳng tới trại giam vào sáng ngày 6-1-1968,</ref>; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Đại tá [[Lê Minh Nghĩa]]; Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá [[Đỗ Đức Kiên]]<ref>Đại tá Đỗ Đức Kiên, tên thật là Phạm Khương, sinh ngày 10 tháng 1 năm 1924, nguyên quán Thái Bình. Năm 1944, ông tham gia hoạt động Việt Minh từng giữ chức: Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư Trường Sĩ quan Lục quân; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu; Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân</ref>; Tổng Biên tập báo ''Quân đội Nhân dân'' Hoàng Thế Dũng; phó giám đốc nhà xuất bản Sự thật, nguyên Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Quảng Bình [[Nguyễn Kiến Giang]]; Giám đốc nhà xuất bản Sự thật Minh Tranh<ref>Bị kết tội cho dịch bừa bãi nhiều sách của Liên Xô, được đưa đi cải tạo ở Nam Hà</ref>; Phó bí thư thành ủy Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội [[Trần Minh Việt]]; phó tổng biên tập báo Hà Nội Mới Phạm Hữu Viết<ref>Ông chết trong thời gian bị bắt giam năm 1971</ref>; phó tổng biên tập tạp chí ''Học Tập'' Phạm Kỳ Vân<ref>Hoạt động cách mạng từ khi còn là học sinh, sau đó sang Tàu cho Hồ Chí Minh huấn luyện cách mệnh, 21 tuổi đã là xứ ủy viên Ðảng cộng sản Ðông Dương.</ref>; Tổng thư kí toà báo ''Quân đội Nhân dân'' Trần Thư<ref>Trần Thư vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào khoảng đầu thập niên 1940, chiến đấu tại Hà Nội trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, phục vụ cho tờ Quân đội Nhân dân trở thành Thư ký toà soạn của tờ báo này. Trong Vụ án Xét lại Chống Đảng bị bắt ngay tại tòa soạn báo Quân đội Nhân dân, giam 6 năm ở Yên Bái và Sơn Tây; quản chế 3 năm lao động cải tạo tại Hưng Yên</ref>; nhà báo [[Vũ Thư Hiên]], nhà văn [[Bùi Ngọc Tấn]]...
*Những nhân vật không bị bắt nhưng bị khai trừ đảng: Ngoại trưởng [[Ung Văn Khiêm]]<ref name="ReferenceA">Bị khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng</ref>, Thứ trưởng Bộ Văn hóa [[Lê Liêm]]<ref>Từng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Dân quân kiêm chức Cục trưởng Cục Chính trị bằng sắc lệnh 116/SL ngày 18 tháng 10 năm 1949 CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ</ref><ref>Bị khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.</ref>; thiếu tướng [[Đặng Kim Giang]] (Theo Vũ Thư Hiên, ông này cũng bị bắt giam, ông Vũ Thư Hiên có gặp ông Đặng Kim Giang ở Hoả lò, ông này cũng bị giam khoảng 6 năm); Thứ trưởng Bộ Quốc phòng [[Nguyễn Văn Vịnh]]<ref>Ông Nguyễn Văn Vịnh bị tước quân hàm trung tướng, khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cho đến ngày 13-10-1977, thì có Quyết định số 255 do chính Lê Đức Thọ ký, viết: "Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh biết Đặng Kim Giang là phần tử xấu có quan điểm chống lại Nghị quyết 9 của Đảng vẫn quan hệ trao đổi một số quan điểm sai trái về đường lối chống Mỹ, tiết lộ những tin tức cơ mật về quân sự, chính trị với Giang. Giang đã sử dụng những tin ấy để hoạt động chống Đảng và cung cấp cho người nước ngoài. Nhưng tác hại không lớn. Đồng chí Vịnh không có quan hệ về tổ chức và hành động với nhóm chống Đảng của Đặng Kim Giang và không biết Giang hoạt động chống Đảng có tổ chức như sai lầm của 3 ủy viên Trung ương: Ung Văn Khiêm, Lê Liêm, Bùi Công Trừng".</ref>; phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước [[Bùi Công Trừng]]<ref name="ReferenceA"/>. Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị quy trách nhiệm về bản tuyên bố chung "thân Liên Xô" trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1 năm 1963 của Chủ tịch Tiệp Khắc Novotny và bị thay thế bởi Xuân Thủy<ref>Đề xuất của Dương Bạch Mai tại Quốc hội nhằm hoãn việc thay thế Ung Văn Khiêm cho tới tháng 9 năm 1963 đã bị bác bỏ. Xem SAPMO, BArch, DC 900/54, 1, AND Hanoi, Zum Besuch von Liou Chao chi, Pommerening, 28 tháng 5 năm 1963.</ref>
*Những nhân vật xin tị nạn tại Liên Xô: có khoảng 40 người lúc đó đang đi học hay đi công tác ở Liên Xô đã xin ở lại như Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội [[Nguyễn Minh Cần]]; Chính uỷ sư đoàn 308, Phó chính uỷ Quân khu khu III đại tá [[Lê Vinh Quốc]]; nguyên Tổng biên tập Báo ''Quân đội Nhân dân'' thượng tá [[Ðỗ Văn Doãn]].
 
Ở cương vị Viện trưởng Viện Triết học, Hiệu phó trường đảng Nguyễn Ái Quốc, một trong những lý thuyết gia của đảng, ông [[Hoàng Minh Chính]]<ref>Nữ ký giả Judy Stow từng là đặc phái viên của đài BBC ở Ðông Nam Á, sau đó làm trưởng ban Việt Ngữ đài này đã gọi Hoàng Minh Chính là cha đẻ của Chủ nghĩa xét-lại Việt Nam</ref> được Trường Chinh giao nhiệm vụ soạn thảo bản Báo cáo chính trị của Hội nghị TW9. Bản báo cáo ông Hoàng Minh Chính bị bác bỏ, nhưng ông đã tự ý <ref>Trả lời Bader, ký giả Ba Lan thì sở dĩ ông đã dám cho phổ biến bài viết của mình vì nghĩ rằng ông được sự ủng hộ của nhiều người và gần nửa số ủy viên bộ chính trị. Mặc khác ông đã chứng kiến trên 70 đảng trong số 86 đảng cộng sản trên toàn thế giới đã ủng hộ lập trường "xét lại" (81 trong số 86 đảng đã tham dự đại hội các đảng cộng sản và công nhân thế giới tại Moskva năm 1960, do Khrutshchev triệu tập)</ref> phân phát bài viết mang tựa đề "Về chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam" cho một số đại biểu tham dự hội nghị. Một số các đại biểu đã hưởng ứng lập trường này như [[Bùi Công Trừng]], [[Lê Liêm]], [[Ung Văn Khiêm]]. Chính vì thế ông Hoàng Minh Chính bị coi là người đứng đầu nhóm Xét lại Chống Đảng.
 
Theo [[Trần Đĩnh]] thì đại sứ Liên Xô ở Hà Nội là Cherbakov cố can thiệp xin thả một số nhân vật nhưng chính quyền từ chối.<ref>Trần Đĩnh. ''Đèn cù'' Tr 334.</ref>{{nguồn hoàn toàn không đáng tin?, Trần Đĩnh đua tin vỉa hè}}
 
==Nguyên nhân của vụ án==
Dòng 46:
Tuy nhiên, trong hồi ký của mình, Võ Nguyên Giáp phủ nhận việc ông có bất đồng với Lê Duẩn{{cần chú thích|date = ngày 4 tháng 8 năm 2015}}, bản thân ông cũng ủng hộ quan điểm đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam. Ngoài ra, những nhà lãnh đạo Việt Nam chỉ ủng hộ quan điểm đấu tranh vũ trang của Trung Quốc, còn những vấn đề khác họ vẫn ủng hộ Liên Xô. Bởi thực tế họ cũng đã từ chối đề nghị của phó thủ tướng [[Đặng Tiểu Bình]] sẽ giúp đỡ mạnh mẽ hơn nữa nếu Việt Nam chấm dứt quan hệ với Liên Xô. Báo chí Việt Nam cũng bóng gió nói về "sự đe dọa từ phía Bắc" từ thời phong kiến. Trong một bài phát biểu tháng 5-1966, Lê Duẩn đã phản bác quan điểm của Trung Quốc, bảo vệ quyền được quan hệ với Liên Xô và đề nghị thái độ hòa giải với "các nước xét lại".
 
Đến thập niên 1990, các tài liệu do nhà sử học [[Ilya Gaiduk]] phát hiện tại kho lưu trữ của Liên Xô cho thấy trong quãng thời gian này, các nhân viên Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội (có khả năng là có cả một số sĩ quan [[tình báo]]) quả thực đã liên lạc với một nhóm nhỏ các nhân vật bất mãn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từng bị giáng chức từ nhiều năm trước đó (không có "nhóm nhỏ" nào như thế, tin vịt). Nhóm bất mãn này đã yêu cầu Liên Xô can thiệp vào tình hình nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa<ref name="Ilya V. Gaiduk 1996"/> Theo [[Merle L. Pribbenow]], miêu tả về nhóm này khá trùng khớp với các nhân vật bị bắt trong vụ án. Việc phát hiện những nhân vật trong nội bộ có liên hệ với tình báo Liên Xô là quá đủ để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện các cuộc bắt giữ nhanh chóng, khi mà một mối nguy về gián điệp và khe hở về an ninh đã lộ diện
 
==Nhận định==