Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 6:
Cách mạng thường được thực hiện dưới sự lãnh đạo [[Nhân dân|nhân dân]], tạo ra 1 sự thay đổi về chất trên các mặt chính trị, kinh tế, hay văn hóa, xã hội. Đối lập với cách mạng thường được gọi là [[phản cách mạng]], tức quay lại với cái cũ, trung thành với cái cũ hoặc cái đang tồn tại, hay 1 sự thay đổi tiệm tiến có kế thừa cái cũ.
 
Trong [[chính trị]], cách mạng và [[đảo chính]] có những điểm giống và khác với nhau: Cách mạng và đảo chính đều được tiến hành nhằm lật đổ [[chế độ chính trị]] cũ, nhưng khác nhau ở mục tiêu sau đó: cách mạng là thay chế độ cũ bằng 1 chế độ mới tiến bộ hơn về cơ cấu và tính chất, còn đảo chính là thuật ngữ chung mà chỉ thay thế 1 chính quyền này bằng 1 chính quyền khác có hình thái và bản chất giống như cũ. Ngoài ra, đảo chính thường chỉ được thực hiện bởi 1 nhóm lãnh đạo nhắm vào 1 nhóm các lãnh đạo khác, trong khi [[cách mạng]] thường được tổ chức bởi phần lớn [[Nhân dân|quần chúng]] xã hội và lật đổ cả thể chế chính trị cũ. Ví dụ: [[Cách mạng Tháng Mười]] được thực hiện bởi đông đảo quần chúng nhằm thay thế [[Sa hoàng|chế độ Nga hoàng]] bằng nền [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga|Cộng hòa Xô viết]] nên được coi là cách mạng, trong khi [[đảo chính Thái Lan 2006]] được thực hiện bởi một số [[Chỉ huy quân sự|tướng lĩnh]] nhằm lật đổ cá nhân [[Danh sách Thủ tướng Thái Lan|Thủ tướng]], và [[Chính phủ Thái Lan|Chính phủ]] mới vẫn áp dụng cơ cấu chính trị trước đó nên được coi là đảo chính.
 
Thông thường, các học thuyết bảo vệ cho cách mạng là chủ nghĩa cách mạng, [[chủ nghĩa xã hội]], [[chủ nghĩa cộng sản]], [[chủ nghĩa tự do]], [[chủ nghĩa tiến bộ]], [[chủ nghĩa dân tộc]], [[chủ nghĩa vô chính phủ]] và chủ nghĩa [[công đoàn]] (nhưng không phải tất cả những gì các trường phái này mang lại đều nhất thiết là cách mạng). Đôi khi [[chủ nghĩa phát xít]] cũng được xem là cách mạng hoặc có khi xem là phản cách mạng (hay cách mạng [[Chính trị cánh hữu|cánh hữu]]).