Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ án Xét lại Chống Đảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 29:
Nghiên cứu về sự kiện này được Sophie Quinn-Judge công bố trên [[tạp chí]] ''Journal of Cold War History'' tháng 11 năm 2005, ước lượng trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp.
 
*Những nhân vật bị bắt: gồm những nhân vật lão thành trong đảng, nhiều vị tướng cùng một số những nhà nghiên cứu và nhà báo như: Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin [[Hoàng Minh Chính]]<ref>Người được coi là đứng đầu nhóm Xét lại Chống Đảng</ref> (bị bắt ngày 27-7-1967); Vụ trưởng Lễ tân Bộ Ngoại giao [[Vũ Đình Huỳnh]]<ref>Cựu bí thư của Hồ Chí Minh, cựu tù Sơn La, từng là thành viên [[Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên|Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội]], cha Vũ Thư Hiên, bị giam 6 năm trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, mất ngày 3 tháng 5 năm 1990</ref> (bị bắt ngày 18-10-1967)<ref>Chương 6, ''Đêm giữa ban ngày'', hồi ký của Vũ Thư Hiên mô tả khi nghe ông Huỳnh bị bắt Đỗ Mười đã sửng sốt:"Tại sao lại bắt anh Huỳnh, anh Giang? Những người cách mạng như thế sao có thể đổ cho người ta chống Đảng được? Bậy quá! Bậy quá!"</ref>; Cục trưởng Cục 2 (Cục Tình báo quân đội) đại tá [[Lê Trọng Nghĩa]]<ref>Được mời đi họp, rồi đưa thẳng tới trại giam vào sáng ngày 6-1-1968,</ref>; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Đại tá [[Lê Minh Nghĩa]]; Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá [[Đỗ Đức Kiên]]<ref>Đại tá Đỗ Đức Kiên, tên thật là Phạm Khương, sinh ngày 10 tháng 1 năm 1924, nguyên quán Thái Bình. Năm 1944, ông tham gia hoạt động Việt Minh từng giữ chức: Chủ nhiệm Chính trị kiêm Phó Bí thư Trường Sĩ quan Lục quân; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu; Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân</ref>; Phóphó Tổng Biên tập báo ''Quân đội Nhân dân'' Hoàng Thế Dũng; phó giám đốc nhà xuất bản Sự thật, nguyên Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Quảng Bình [[Nguyễn Kiến Giang]]; Giám đốc nhà xuất bản Sự thật Minh Tranh<ref>Bị kết tội cho dịch bừa bãi nhiều sách của Liên Xô, được đưa đi cải tạo ở Nam Hà</ref>; Phó bí thư thành ủy Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội [[Trần Minh Việt]]; phó tổng biên tập báo Hà Nội Mới Phạm Hữu Viết<ref>Ông chết trong thời gian bị bắt giam năm 1971</ref>; phó tổng biên tập tạp chí ''Học Tập'' Phạm Kỳ Vân<ref>Hoạt động cách mạng từ khi còn là học sinh, sau đó sang Tàu cho Hồ Chí Minh huấn luyện cách mệnh, 21 tuổi đã là xứ ủy viên Ðảng cộng sản Ðông Dương.</ref>; Tổng thư kí toà báo ''Quân đội Nhân dân'' Trần Thư<ref>Trần Thư vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào khoảng đầu thập niên 1940, chiến đấu tại Hà Nội trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, phục vụ cho tờ Quân đội Nhân dân trở thành Thư ký toà soạn của tờ báo này. Trong Vụ án Xét lại Chống Đảng bị bắt ngay tại tòa soạn báo Quân đội Nhân dân, giam 6 năm ở Yên Bái và Sơn Tây; quản chế 3 năm lao động cải tạo tại Hưng Yên</ref>; nhà báo [[Vũ Thư Hiên]], nhà văn [[Bùi Ngọc Tấn]]...
*Những nhân vật không bị bắt nhưng bị khai trừ đảng: Ngoại trưởng [[Ung Văn Khiêm]]<ref name="ReferenceA">Bị khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng</ref>, Thứ trưởng Bộ Văn hóa [[Lê Liêm]]<ref>Từng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Dân quân kiêm chức Cục trưởng Cục Chính trị bằng sắc lệnh 116/SL ngày 18 tháng 10 năm 1949 CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ</ref><ref>Bị khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.</ref>; thiếu tướng [[Đặng Kim Giang]] (Theo Vũ Thư Hiên, ông này cũng bị bắt giam ở Hoả lò); Thứ trưởng Bộ Quốc phòng [[Nguyễn Văn Vịnh]]<ref>Ông Nguyễn Văn Vịnh bị tước quân hàm trung tướng, khai trừ đảng tịch theo nghị quyết ngày 27-1-1972 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cho đến ngày 13-10-1977, thì có Quyết định số 255 do chính Lê Đức Thọ ký, viết: "Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh biết Đặng Kim Giang là phần tử xấu có quan điểm chống lại Nghị quyết 9 của Đảng vẫn quan hệ trao đổi một số quan điểm sai trái về đường lối chống Mỹ, tiết lộ những tin tức cơ mật về quân sự, chính trị với Giang. Giang đã sử dụng những tin ấy để hoạt động chống Đảng và cung cấp cho người nước ngoài. Nhưng tác hại không lớn. Đồng chí Vịnh không có quan hệ về tổ chức và hành động với nhóm chống Đảng của Đặng Kim Giang và không biết Giang hoạt động chống Đảng có tổ chức như sai lầm của 3 ủy viên Trung ương: Ung Văn Khiêm, Lê Liêm, Bùi Công Trừng".</ref>; phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước [[Bùi Công Trừng]]<ref name="ReferenceA"/>. Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị quy trách nhiệm về bản tuyên bố chung "thân Liên Xô" trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1 năm 1963 của Chủ tịch Tiệp Khắc Novotny và bị thay thế bởi Xuân Thủy<ref>Đề xuất của Dương Bạch Mai tại Quốc hội nhằm hoãn việc thay thế Ung Văn Khiêm cho tới tháng 9 năm 1963 đã bị bác bỏ. Xem SAPMO, BArch, DC 900/54, 1, AND Hanoi, Zum Besuch von Liou Chao chi, Pommerening, 28 tháng 5 năm 1963.</ref>
*Những nhân vật xin tị nạn tại Liên Xô: có khoảng 40 người lúc đó đang đi học hay đi công tác ở Liên Xô đã xin ở lại như Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội [[Nguyễn Minh Cần]]; Chính uỷ sư đoàn 308, Phó chính uỷ Quân khu khu III đại tá [[Lê Vinh Quốc]]; nguyên Tổng biên tập Báo ''Quân đội Nhân dân'' thượng tá [[Ðỗ Văn Doãn]].