Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hậu Lý Nam Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 171.242.163.177 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 117.6.41.233
Thẻ: Lùi tất cả
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 71:
 
== Đầu hàng ==
Tại [[Trung Hoa]], [[nhà Tùy|nhà Tuỳ]] đã diệt [[nhà Trần (Trung Quốc)|nhà Trần]]<ref>Con cháu [[Trần Bá Tiên]]</ref> thống nhất toàn quốc năm 589. Vua Tùy sai sứ mang lệnh sang dụ Lý Phật tử sang chầu. Năm 602, Tổng quản [[Quế Châu]] nhà Tùy là [[Lệnh Hồ Hy]] theo lệnh của [[Tùy Văn Đế]] sai sứ thúc giục Hậu Lý Nam Đế. Ông thoái thác xin khất tới tháng 11 năm đó lên đường. Theo [[Tùy thư]], [[Lệnh Hồ Hy]] vốn chỉ muốn ràng buộc Lý Phật Tử nên bằng lòng theo lời xin, nhưng có người lại kiện Lệnh Hồ Hy ăn hối lộ của Lý Phật Tử với Tùy Văn Đế.<ref>Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 349</ref>.
 
Vua Tùy bèn sai bắt trói Lệnh Hồ Hy và hạ lệnh đánh Vạn Xuân. Thừa tướng [[Dương Tố]] tiến cử Thứ sử Qua Châu là [[Lưu Phương (tướng)|Lưu Phương]]. Vua Tùy xuống chiếu sai Lưu Phương thống lĩnh 27 doanh quân sang đánh.
Dòng 86:
 
''Toàn thư'' cũng dẫn lời nhận xét thẳng thắn của sử thần [[Ngô Sĩ Liên]]:
{{cquote|''Lấy bá thuật mà xét thì Hậu [Lý] Nam Đế đánh Triệu Việt Vương là đắc kế, lấy vương đạo mà xét thì việc ấy đã từng không bằng chó lợn. Sao thế ? Là vì khi Tiền Lý Nam Đế ở động Khuất Lạo đem việc quân ủy cho Triệu Việt Vương. Việt Vương thu nhặt tàn quân giữ hiểm ở Dạ Trạch bùn lầy, đương đầu với Trần Bá Tiên là người hùng một đời, cuối cùng bắt được tướng của y là Dương Sàn. Tiên, người phương Bắc, phải lui quân. Bấy giờ vua [Hậu Nam Đế] trốn trong đất Di [Lạo], chỉ mong thoát khỏi miệng hùm mà thôi. May mà Bá Tiên về Bắc, [Lý] Thiên Bảo chết, mới đem quân đánh [Triệu] Việt Vương, dùng mưu gian trá xin hòa, kết làm thông gia. Việt Vương lấy lòng thành đối đãi, cắt đất cho ở, những việc làm của Việt Vương đều là chính nghĩa, giao hảo phải đạo, thăm viếng phải thời, há chẳng phải là đạo trị yên lâu dài hay sao ? Thế mà [Hậu Nam Đế] lại dùng mưu gian của Nhã Lang, vứt bỏ chính đạo nhân luân, kíp tham công lợi mà diệt nhân nghĩa, đánh cướp lấy nước, tuy rằng lấy được, mà Nhã Lang thì chết trước, bản thân cũng không khỏi làm tù, có lợi gì đâu ?''|||Ngô Sĩ Liên}}
 
== Xem thêm ==