Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sideduck (thảo luận | đóng góp)
Sideduck (thảo luận | đóng góp)
Dòng 4:
Trong khi giá trị được nhìn nhận phổ biến của tư tưởng hiện sinh là sự tự do, tiêu chuẩn đạo đức hàng đầu của nó là sự đích thực ([[:en:Authenticity (philosophy)|authenticity]]). Trong góc nhìn của các nhà hiện sinh, xuất phát điểm của con người cá nhân được đặc tả bởi "thái độ hiện sinh" (the existential attitude), hay một tình trạng mất định hướng, bối rối hoặc kinh sợ khi đối diện với một thế giới có vẻ như ''vô nghĩa'' hay ''phi lý'' ([[:en:Absurdism|absurd]]).<ref>Robert C. Solomon, ''Existentialism'' (McGraw-Hill, 1974, tr. 1-2)</ref><ref>D.E. Cooper ''Existentialism: A Reconstruction'' (Basil Blackwell, 1999, tr. 8).</ref> Nhiều nhà hiện sinh cho rằng triết học hàn lâm hay triết học mang tính hệ thống truyền thống, về hình thức cũng như về nội dung, là quá ư trừu tượng và tách biệt với trải nghiệm cụ thể của con người.<ref>Ernst Breisach, ''Introduction to Modern Existentialism'', New York (1962), tr. 5</ref><ref>Walter Kaufmann, ''Existentialism: From Dostoevesky to Sartre'', New York (1956), tr. 12</ref>
 
[[Søren Kierkegaard]] thường được coi là triết gia hiện sinh đầu tiên<ref name="Crowell-SEoP" /><ref>Marino, Gordon. ''Basic Writings of Existentialism'' (Modern Library, 2004, p. ix, 3).</ref><ref name="McDonald2009Stanford">{{cite encyclopedia |last=McDonald |first=William |title=Søren Kierkegaard |encyclopedia=[[Stanford Encyclopedia of Philosophy]] (Summer 2009 Edition) |editor=Edward N. Zalta |url=http://plato.stanford.edu/archives/sum2009/entries/kierkegaard/}}</ref>, mặc dù ông không sử dụng thuật ngữ "chủ nghĩa hiện sinh" (existentialism).<ref>However he did title his 1846 book ''Concluding Unscientific Postscript to Philosophical Fragments'', (Subtitle) A Mimical-Pathetic-Dialectical Compilation an Existential Contribution, and mentioned the term on pages 121–22, 191, 350–51, 387 ff of that book.</ref> Ông cho rằng mỗi con người cá nhân - chứ không phải xã hội hay tôn giáo - chịu trách nhiệm tự mình mang đến ý nghĩa cho cuộc sống và sống nó một cách say mê và chân thành, hay "đích thực" (authentically).<ref>Watts, Michael. ''Kierkegaard'' (Oneworld, 2003, pp. 4–6).</ref><ref>Lowrie, Walter. ''Kierkegaard's attack upon "Christendom"'' (Princeton, 1969, pp. 37–40).</ref>
 
Chủ nghĩa hiện sinh trở nên phổ biến vào những năm sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] và bên cạnh triết học, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực khác như thần học, kịch nghệ, nghệ thuật, văn học và tâm lý học.<ref>{{chú thích sách |url=https://books.google.com/?id=NSvRzPye-gEC&printsec=frontcover#v=onepage&q=psychoanalysis |last=Guignon and Pereboom, Derk |first=Charles B. |title=Existentialism: basic writings |publisher=Hackett Publishing |year=2001 |page=xiii |isbn=9780872205956}}</ref>
 
== Từ nguyên ==
Thuật ngữ ''Chủ nghĩa hiện sinh'' (tiếng Pháp: ''L'existentialisme)'' được đặt ra bởi nhà triết học [[Công giáo tại Pháp|Công giáo người Pháp]] [[Gabriel Marcel]] vào giữa những năm 1940.<ref>DE Cooper ''Chủ nghĩa hiện sinh: Tái thiết'' (Basil Blackwell, 1990, trang 1)</ref><ref name="Thomas R. Flynn 2006, page 89">Thomas R. Flynn, ''Chủ nghĩa hiện sinh: Một giới thiệu rất ngắn'' (Nhà xuất bản Đại học Oxford), 2006, tr. 89</ref><ref name="Christine Daigle 2006, page 5">Christine Daigle, ''Nhà tư tưởng và Đạo đức Hiện sinh'' (báo chí của McGill-Queen, 2006, trang 5)</ref> Lúc đầu, khi Marcel sử dụng thuật ngữ này trong một hội thảo năm 1945, [[Jean-Paul Sartre]] đã không công nhận nó.<ref>Ann Fulton, Apostles of Sartre: Chủ nghĩa hiện sinh ở Mỹ, năm 1919191919 (Evanston, IL: Nhà xuất bản Đại học Tây Bắc, 1999) 18 lỗi19.</ref> Sartre sau đó đã nghĩ lại và vào ngày 29 tháng 10 năm 1945, ông công khai sử dụng thuật ngữ ''chủ nghĩa hiện sinh'' trong một bài giảng cho ''Club Maintenant'' tại [[Paris]]. Bài giảng sau đó đã được xuất bản với tên ''Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản'' (''[[:fr:L'existentialisme est un humanisme|L'existentialisme est un humanisme]])'', một cuốn sách ngắn đóng vài trò quan trọng trong việc phổ biến tư tưởng hiện sinh.<ref>''L'Existentialisme est un Humanisme'' (Ấn bản Nagel, 1946); ''Tiếng Anh'' Jean-Paul Sartre, ''Chủ nghĩa hiện sinh và Chủ nghĩa Nhân văn'' (Eyre Methuen, 1948)</ref> Marcel sau đó đã từ chối chính tên gọi này để ủng hộ thuật ngữ ''Chủ nghĩa Socrate mới'' (Neo-Socratic), để vinh danh bài tiểu luận ''On The Concept of Irony'' của Kierkegaard.
 
Một số học giả cho rằng thuật ngữ này chỉ nên được sử dụng để chỉ phong trào văn hóa ở châu Âu trong những năm 1940 và 1950 liên quan đến tác phẩm của các triết gia [[Jean-Paul Sartre]], [[Simone de Beauvoir]], [[Maurice Merleau-Ponty]] và [[Albert Camus]].<ref name="Crowell-SEoP">{{Chú thích bách khoa toàn thư|url=http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/|title=Existentialism|encyclopedia=Stanford Encyclopedia of Philosophy|date=October 2010}}</ref> Các học giả khác sử dụng thuật ngữ này mở rộng tới thời của Kierkegaard, và những người khác mở rộng nó xa hơn tới tận thời của [[Sokrates|Socrates]].<ref>Crowell, Steven. ''Đồng hành Cambridge với chủ nghĩa hiện sinh'', Cambridge, 2011, tr. 316.</ref> Tuy nhiên, thuật ngữ này thường được sử dụng gắn liền với quan điểm triết học của Jean-Paul Sartre.<ref name="Crowell-SEoP" />
Dòng 16:
Thuật ngữ c''hủ nghĩa hiện sinh'' (''existentialism'') hay ''nhà hiện sinh chủ nghĩa'' (''existentialist'') thường được nhìn nhận như là những tiện ích ngôn từ mang tính lịch sử cho đến lần đầu tiên chúng được sử dụng cho nhiều triết gia khi nhìn nhận lại về họ một cách muộn màng, rất lâu sau khi họ qua đời. Trên thực tế, trong khi chủ nghĩa hiện sinh thường được coi là bắt nguồn từ Kierkegaard, nhà triết học hiện sinh nổi bật đầu tiên chấp nhận tự mô tả mình bằng thuật ngữ này là [[Jean-Paul Sartre]]. Sartre đưa ra ý tưởng rằng "điều mà tất cả những người theo chủ nghĩa hiện sinh đều có chung đó là học thuyết nền tảng hiện hữu có trước bản chất ", như học giả [[Frederick Copleston]] giải thích.<ref>{{Chú thích tạp chí|last=Copleston|first=F.C.|year=2009|title=Existentialism|journal=Philosophy|volume=23|issue=84|pages=19–37|doi=10.1017/S0031819100065955|jstor=4544850}}</ref> Theo nhà triết học [[Steven Crowell]], việc định nghĩa chủ nghĩa hiện sinh là tương đối khó khăn và ông cho rằng nó nên được hiểu như là một cách tiếp cận chung được sử dụng để bác bỏ những triết lý có hệ thống hơn là một triết lý có hệ thống.<ref name="Crowell-SEoP"/> Chính Sartre, trong một bài giảng được đưa ra năm 1945, đã mô tả chủ nghĩa hiện sinh là "nỗ lực rút ra tất cả các hệ quả từ vị trí của [[chủ nghĩa vô thần]] nhất quán".<ref>See [[James Wood (critic)|James Wood]]'s introduction to {{Chú thích sách|title=Nausea|last=Sartre|first=Jean-Paul|publisher=[[Penguin Classics]]|year=2000|isbn=978-0-141-18549-1|location=London}} Quote on p.&nbsp;[https://books.google.com/books?id=CGbBbtDOZbwC&pg=PT5 vii].</ref>
 
Mặc dù nhiều người bên ngoài [[Scandinavie|Scandinavia]] coi thuật ngữ chủ nghĩa hiện sinh(existentialism) có nguồn gốc từ chính Kierkegaard, nhiều khả năng Kierkegaard đã mượn lại thuật ngữ này (hoặc ít nhất là thuật ngữ "hiện sinh"(existential) như một sự mô tả về triết học của ông) từ nhà thơ và nhà phê bình văn học Na Uy [[Johan Sebastian Cammermeyer Welhaven]].<ref>Tidsskrift cho Norsk Psykologforening, Vol 45, nummer 10, 2008, bên [http://www.psykologtidsskriftet.no/index.php?seks_id=61613&a=2 1298 Tiết1304], [http://www.psykologtidsskriftet.no/index.php?seks_id=61613&a=2 Welhaven og psykologien: Del 2. Welhaven peker fremover] (ở Na Uy)</ref> Khẳng định này đến từ hai nguồn. Nhà triết học người Na Uy Erik Lundestad nói đến nhà triết học người Đan Mạch Fredrik Christian Sibbern. Sibbern được cho là đã có hai cuộc trò chuyện vào năm 1841, lần đầu tiên với Welhaven và lần thứ hai với Kierkegaard. Chính trong cuộc trò chuyện đầu tiên, người ta tin rằng Welhaven đã nghĩ ra "một từ mà anh ta nói đã tóm tắt một suy nghĩ nhất định, có thái độ gần gũi và tích cực với cuộc sống, một mối quan hệ mà anh ta mô tả là tồn tại".<ref>Lundestad, 1998, tr. 169</ref> Ý tưởng này sau đó đã được Sibbern chuyển tải đến Kierkegaard.
 
Khẳng định thứ hai đến từ nhà sử học người Na Uy [[Rune Slagstad]], người tuyên bố đã chứng minh được rằng chính Kierkegaard đã nói rằng thuật ngữ "hiện sinh" được Kierkegaard mượn từ nhà thơ Johan Sebastian Cammermeyer Welhaven. Ông tin tưởng mạnh mẽ rằng chính Kierkegaard đã nói rằng "Người theo chủ nghĩa Hegel không nghiên cứu triết học "hiện sinh"; tôi sử dụng một cụm từ mà Welhaven đã nói vào một lần khi tôi nói chuyện với ông ta về triết học".<ref>Slagstad, 2001, tr. 89</ref>
Dòng 45:
''Cái này với Heidegger chỉ có nghĩa là THỰC TÍNH (Faktizität), làm gì có cái gì gọi là Kiện tính????? (Katti) Xem thêm: [[:en:Facticity|Facticity]]''
 
Kiện tính là một khái niệm được định nghĩa bởi Sartre trong ''[[Tồn tại và hư vô]]'' là ''cái-tự-mình ([[:en:Being in itself|in-itself]])'', nó phân định cụ thể cho con người về các phương thức tồn tại và không tồn tại. Điều này có thể dễ hiểu hơn khi xem xét kiện tính trong mối quan hệ với chiều kích thời gian của quá khứ chúng ta: quá khứ của một người là cái mà người ta là, theo nghĩa rằng nó đồng kiến tạo nên cá nhân người đó. Dẫu sao, chúng ta sẽ bỏ qua một phần quan trọng của hiện thực (hiện tại và tương lai) nếu nói rằng một người chỉ là quá khứ của người đó, trong khi đó thì nói rằng quá khứ của một người chỉ là những gì họ từng là sẽ tách rời quá khứ đó hoàn toàn khỏi người đó hiện giờ. Sự phủ nhận quá khứ cụ thể của chính mình tạo nên một lối sống không đích thực (inauthentic), và điều tương tự cũng xảy ra với tất cả các loại kiện tính khác (bao gồm cả cơ thể người - ví dụ, cơ thể con người không cho phép một người chạy nhanh hơn tốc độ của âm thanh - bản sắc, giá trị v.v.).<ref name="2.1 Facticity and Transcendence">Bách khoa toàn thư Stanford về triết học, chủ nghĩa hiện sinh, [http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/#FacTra 2.1 Tính thực tế và siêu việt]</ref>
 
Kiện tính vừa là giới hạn vừa là điều kiện của tự do. Nó là giới hạn ở chỗ đa phần trong kiện tính của con người là những thứ mà ta không thể chọn lựa (ví dụ như nơi sinh...), nhưng là điều kiện của tự do theo nghĩa là những giá trị (values) của một người rất có thể phụ thuộc vào nó. Dẫu sao, mặc dù kiện tính của một người là ''cố định, không thể thay đổi ("set in stone")'' (ví dụ như quá khứ), nó không thể quy định một con người: giá trị được gán cho kiện tính của một con người vẫn được người đó gán cho nó một cách tự do. Ví dụ, xem xét hai người đàn ông, một trong số họ không có ký ức về quá khứ của mình và người còn lại thì nhớ tất cả mọi thứ. Cả hai đã phạm nhiều tội ác, nhưng người đàn ông đầu tiên, không biết gì về điều này, có một cuộc sống khá bình thường trong khi người đàn ông thứ hai, cảm thấy bị mắc kẹt trong quá khứ của chính mình, tiếp tục một cuộc sóng tội ác, đổ lỗi rằng quá khứ đã "nhốt" anh ta trong cuộc sống như thế. Không có điều gì mang tính bản chất quy định việc thực hiện những tội ác sắp tới, nhưng anh ta gán ý nghĩa này cho quá khứ của mình.
 
Dẫu sao, việc vượt thoát khỏi kiện tính của một người khi, trong quá trình tự kiến tạo bản thân liên tục, mỗi người dự phóng bản thân vào tương lai, có thể khiến một người phủ nhận chính mình, và do đó có thể là không đích thực (inauthentic). Nói cách khác, cơ sở cho dự phóng của mỗi người vẫn phải là kiện tính của họ, mặc dù trong phương thức không là nó (một cách căn bản). Ví dụ về một người chỉ tập trung đơn thuần vào các dự phóng có thể có mà không phản tư về kiện tính hiện tại của họ:<ref name="2.1 Facticity and Transcendence" /> một người liên tục nghĩ về những khả thể liên quan đến việc giàu có ở tương lai (ví dụ, có xe xịn hơn, nhà to hơn, có chất lượng cuộc sống tốt hơn...) mà không thèm quan tâm đến kiện tính rằng họ ''hiện tại không có những phương tiện tài chính cho việc đó''. Trong ví dụ này, xét cả đến kiện tính và tính siêu việt, một phương thức tồn tại đích thực có thể xem xét những dự phóng tương lai có thể cải thiện tình trạng tài chính hiện tại (ví dụ làm thêm giờ hay đem các khoản tiết kiệm đi đầu tư) để có thể đạt đến một ''kiện tính tương lai (future-facticity)'' với một mức tăng thu nhập hợp lý và sau đó có thể dẫn tới mua được một chiếc xe phù hợp.
 
Một khía cạnh khác của kiện tính là nó kéo theo sự giận dữ ([[:en:Angst|angst]]), cả theo nghĩa sự tự do "tạo ra" sự giận dữ khi bị giới hạn bởi kiện tính, và cả theo nghĩa sự thiếu hụt những khả thể kiện tính để "can thiệp" để mỗi người nhận lấy trách nhiệm về điều mình đã làm, cũng tạo ra sự giận dữ.
Dòng 58:
''Xem thêm: [[:en:Authenticity (philosophy)|Authenticity]]''
 
Nhiều tác gia hiện sinh có được nhắc đến ở trên coi trọng chủ đề về sự tồn tại đích thực(authentic existence). Sự tồn tại đích thực liên quan đến ý tưởng cho rằng người ta phải "tạo ra chính mình" và sau đó sống theo "cái mình" ("self") được tạo ra ấy. Ý nghĩa của tính đích thực(authenticity) là trong hành động, con người nên hành động như là chính mình (oneself), chứ không phải như là "những hành động của chính mình" ("one's acts") hay "các gen của chính mình" ("one's genes") hay bất kì bản chất (essence) nào khác yêu cầu mình. Hành động đích thực (authentic act) là hành động phù hợp với tự do của mỗi người. Vì điều kiện của tự do là ''kiện tính''(facticity), nó bao gồm kiện tính của mỗi người, nhưng không đến mức độ mà kiện tính này, có thể theo bất kỳ cách thức nào, quyết định những lựa chọn siêu việt (transcendental) của họ (theo nghĩa mà người ta sau đó có thể đổ lỗi rằng chính nền tảng [kiện tính] của họ đã khiến họ lựa chọn như thế chứ không phải là do bản thân cá nhân họ chọn [dự phóng đã được chọn, từ sự siêu việt của họ]). Vai trò của kiện tính trong mối quan hệ với tính đích thực thể hiện ở việc nó cho phép các giá trị thực sự của một người (one's actual values) được thể hiện ra khi người ta thực hiện lựa chọn (thay vì, như Esthete của Kierkegaard, "chọn" một cách ngẫu nhiên), và nhờ thế người ta chịu trách nhiệm cho hành động thay vì cho phép hay không các lựa chọn (options) khác nhau có những giá trị khác nhau.<ref>Bách khoa toàn thư Stanford về triết học, chủ nghĩa hiện sinh, [http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/#Aut 2.3 Tính xác thực]</ref>
 
Trái ngược với điều này, sự không đích thực(inauthentic) là sự từ chối sống theo tự do. Điều này có thể ẩn dưới nhiều hình thức, từ giả bộ rằng các lựa chọn đều là vô nghĩa hoặc chỉ đơn thuần là ngẫu nhiên, hoặc thông qua việc tự thuyết phục bản thân mình rằng một số dạng thức nào đó của ''tất định luận'' ([[:en:Determinism|determinism]]) là đúng, đến một loại "bắt chước" khi mà một người làm theo cách mà "mỗi người nên làm".
Dòng 106:
 
==== Kierkegaard and Nietzsche ====
[[Søren Kierkegaard|Soren Kierkegaard]] và [[Friedrich Nietzsche]] được xem là những triết gia đầu tiên đặt nền tảng cho phong trào hiện sinh, mặc dù họ chưa từng sử dụng khái niệm "chủ nghĩa hiện sinh(existentialism)" và còn chưa rõ liệu rằng họ có ủng hộ chủ nghĩa hiện sinh của thế kỉ 20 hay không. Họ tập trung vào trải nghiệm chủ quan của con người hơn là những chân lý khách quan của toán học và khoa học, những điều mà họ tin rằng quá xa cách với trải nghiệm thực sự của con người. Giống như [[Pascal (định hướng)|Pascal]], họ quan tâm đến cuộc đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân trước sự vô nghĩa rõ ràng của đời sống và việc sử dụng sự giải trí để trốn thoát khỏi ''sự buồn chán ([[:en:Boredom|boredom]])''. Không như Pascal, Kierkegaard và Nietzsche còn xem xét đến vai trò của việc đưa ra những lựa chọn tự do, đặc biệt khi nó liên quan đến những giá trị và niềm tin căn bản, và xét đến việc những lựa chọn đó thay đổi bản chất (nature) và nhân dạng (identity) của người lựa chọn như thế nào<ref>Luper, Steven. "Existing". Mayfield Publishing, 2000, pp. 4–5 and 11</ref>. [[Hiệp sĩ của niềm tin]] ([[:en:Knight of faith|Knight of faith]]) của Kierkegaard và [[Siêu nhân (Nietzsche)|Siêu nhân]] (Overman) của Nietzsche là đại diện cho những con người sống Tự do, họ tự định ra bản chất cho sự tồn tại của chính mình. Cá nhân lý tưởng của Nietzche sáng tạo những giá trị riêng cho anh ta và tự tạo ra những tiêu chuẩn mà anh ta hướng đến. Trái lại, Kierkegaard lập luận bằng một tên giả rằng sự chắc chắn khách quan của những sự thật tôn giáo (đặc biệt là Thiên chúa giáo) không chỉ là bất khả, mà thậm chí còn dựa trên nền tảng là những nghịch lý về mặt logic. Ông còn tiếp tục hàm ý rằng ''"bước nhảy niềm tin" ([[:en:Leap of faith|leap of faith]])'' là phương tiện khả dĩ cho mỗi người có thể vươn lên nấc thang cao hơn của sự tồn tại, siêu vượt và bao hàm cả giá trị thẩm mỹ và đạo đức của đời sống. Kierkegaard và Nietzsche cũng là tiền nhân của các phong trào trí thức khác, bao gồm [[chủ nghĩa hậu hiện đại]] và một số trường phái [[tâm lý học]]. Dẫu sao thì, Kierkegaard tin rằng mỗi người nên sống phù hợp với những gì anh ta nghĩ.
 
==== Dostoyevsky và Sartre ====
Dòng 120:
Berdyaev, cũng đến từ Kiev nhưng có nền tảng từ nhà thờ Chính thống giáo Đông phương, đã đưa ra một sự phân biệt rõ ràng giữa thế giới tinh thần và thế giới thường ngày của các đối tượng(the everyday world of objects). Theo Berdyaev, sự tự do của con người có nguồn gốc từ địa hạt tinh thần, một địa hạt độc lập khỏi những khái niệm khoa học mang tính nhân quả. Cho đến giới hạn mà tồn tại con người cá nhân (the individual human being) vẫn sống trong thế giới khách quan, anh ta bị tha hóa khỏi tự do tinh thần đích thực. "Con người" không phải được diễn giải một cách duy nhiên mà như một tồn tại (being) được tạo ra trong hình ảnh Chúa trời, người khởi tạo tự do, các hành động sáng tạo.<ref>Ernst Breisach, ''Introduction to Modern Existentialism'', New York (1962), pp. 173–76</ref> Ông xuất bản tác phẩm chính của mình về những chủ đề này, ''Định mệnh của Con người'' (''The Destiny of Man)'', năm 1931.
 
Gabriel Marcel, từ lâu trước khi đặt ra thuật ngữ "chủ nghĩa hiện sinh"(existentialism), đã mang đến cho độc giả Pháp nhiều chủ đề hiện sinh quan trọng thông qua bài viết "''Hiện hữu và Tính khách quan''" (''Existence and Objectivity'', 1925) và ''Tạp chí Siêu hình''(''Metaphysical Journal,'' 1927) của ông.<ref name=":2">Samuel M. Keen, "Gabriel Marcel" in Paul Edwards (ed.) ''The Encyclopaedia of Philosophy'' (Macmillan Publishing Co, 1967)</ref> Là một nhà soạn kịch đồng thời là một triết gia, Marcel tìm thấy điểm khởi đầu cho triết học của mình trong điều kiện của sự tha hóa siêu hình: cá nhân con người tìm kiếm sự hài hòa trong cuộc sống ngắn ngủi. Với Marcel, sự hài hòa này được tìm kiếm thông qua "sự phản tư thứ cấp"(secondary reflection), một cách tiếp cận "đối thoại" chứ không phải "biện chứng" về thế giới, được mô tả bởi "sự kì diệu và sự kinh ngạc" (wonder and astonishment) và mở ra "sự hiện hiện"(presence) của những người khác và Chúa trời hơn là đơn thuần chỉ là "thông tin" về họ. Đối với Marcel, sự hiện diện như vậy ngụ ý nhiều hơn chỉ đơn giản là ở đó (vì một thứ có thể ở trong sự hiện diện của một thứ khác); nó bao hàm sự sẵn có "ngông cuồng", và sự sẵn sàng đặt mình vào sự sắp đặt của người khác.<ref>John Macquarrie, ''Existentialism'' (Pelican, 1973, p. 110)</ref>
 
Marcel phân biệt ''sự phản tư thứ cấp(secondary reflection)'' với ''sự phản tư sơ cấp'' (''primary reflection)'' mang tính hàn lâm và khoa học-kĩ thuật, mà ông gắn với hoạt động của cái tôi trừu tượng của trường phái [[René Descartes|Descartes]]. Với Marcel, triết học là một hoạt động cụ thể được thực hiện bởi một hữu thể người có cảm giác, cảm nhận, hóa thân (hiện thân) trong một thế giới cụ thể.<ref name=":2" /><ref>John Macquarrie, ''Existentialism'' (Pelican, 1973, p. 96)</ref> Mặc dù [[Jean-Paul Sartre]] sử dụng thuật ngữ "chủ nghĩa hiện sinh" cho triết học của mình từ những năm 1940, tư tưởng của Marcel được miên tả là "gần như đối lập hoàn toàn" với Sartre.<ref name=":2" /> Không như Sartre, Marcel là một người Cơ đốc giáo và trở thành người Công giáo chuyển đổi năm 1929.
 
Ở Đức, nhà triết học và tâm lý học [[Karl Jaspers]] - mà sau này mô tả chủ nghĩa hiện sinh(existentialism) như là một "bóng ma" được tạo ra bởi quần chúng<ref>Karl Jaspers, "Philosophical Autobiography" in Paul Arthur Schilpp (ed.) ''The Philosophy of Karl Jaspers (The Library of Living Philosophers IX (Tudor Publishing Company, 1957, p. 75/11)''</ref> - gọi những tư tưởng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Kierkegaard và Nietzche của mình là ''Existenzphilosophie''. Với Jaspers, "''Existenz''-philosophy là con đường tư tưởng mà với nó con người tìm cách để trở thành chính mình... Con đường tư tưởng này không nhận thức được các đối tượng, nhưng làm cho sáng tỏ và hiện thực hóa sự tồn tại của nhà tư tưởng".<ref>Karl Jaspers, "Philosophical Autobiography" in Paul Arthur Schilpp (ed.) ''The Philosophy of Karl Jaspers (The Library of Living Philosophers IX (Tudor Publishing Company, 1957, p. 40)''</ref>
 
Jaspers, giáo sư đại học Heidelberg, gặp [[Martin Heidegger]], người giữ chức giáo sư ở [[Marburg]] trước khi nhận vị trí của Husserl tại [[Freiburg im Breisgau|Freiburg]] năm 1928. Họ đã có nhiều thảo luận về triết học, nhưng sau đó mối quan hệ trở nên lạnh nhạt khi Heidegger ủng hộ [[Chủ nghĩa quốc xã|Chủ nghĩa Quốc Xã]]. Hai ông cùng chia sẻ sự ngưỡng mộ với Kierkegaard,<ref>Karl Jaspers, "Philosophical Autobiography" in Paul Arthur Schilpp (ed.) ''The Philosophy of Karl Jaspers (The Library of Living Philosophers IX (Tudor Publishing Company, 1957, p. 75/2 and following)''</ref> và trong thập kỉ 1930, Heidegger đã giảng dạy rộng rãi về Nietzsche. Tuy vậy, cho đến giới hạn nào thì Heidegger nên được coi là một nhà hiện sinh vẫn còn đang tranh cãi. Trong [[Tồn tại và thời gian]] (''[[:en:Being and Time|Being and Time]])'' ông đã trình bày một phương pháp gắn chặt các diễn giải triết học vào tồn tại người (''Dasein'') để được phân tích dưới dạng các phạm trù hiện sinh; và điều này khiến nhiều nhà bình luận coi ông là một nhân vật quan trọng trong phong trào hiện sinh.
Dòng 141:
Camus là bạn của Sartre, cho đến khi hai ông rời xa nhau. Camus viết một số tác phẩm với các chủ đề về hiện sinh bao gồm ''Con người nổi loạn ([[:en:The Rebel (book)|The Rebel]]), Mùa hè ở Algiers, [[Thần thoại Sisyphus]] ([[:en:The Myth of Sisyphus|The Myth of Sisyphus]]), và [[Người xa lạ]],'' cuốn sách "được coi là - với những gì từng là sự phiền toái của Camus - một tiểu thuyết hiện sinh mẫu mực".<ref>Messud, Claire (2014). "A New 'L'Étranger'". ''The New York Review of Books''. '''61'''(10). Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2014.</ref> Camus, cũng như nhiều người khác, từ chối mác hiện sinh, và coi các tác phẩm của mình liên quan đến việc đối diện với sự phi lý. Trong cuốn sách cùng tên, Camus sử dụng sự tương đồng với thần thoại Hy Lạp về [[:en:Sisyphus|Sisyphus]] để chỉ ra sự vô nghĩa của tồn tại. Trong thần thoại, Sisyphus bị kết án vĩnh viễn phải lăn một tảng đá lên một ngọn đồi, nhưng khi anh lên đến đỉnh, tảng đá sẽ lại lăn xuống chân. Camus tin rằng sự tồn tại này là vô nghĩa nhưng tin rằng cuối cùng Sisyphus cũng tìm thấy ý nghĩa và mục đích trong nhiệm vụ của mình, chỉ đơn giản bằng cách liên tục đẩy mình vào nó. Nửa đầu cuốn sách hàm chứa phản bác của Camus về những gì ông coi là triết học hiện sinh trong các tác phẩm của Kierkegaard, Shestov, Heidegger và Jaspers.
 
[[Simone de Beauvoir]], một nhà hiện sinh quan trọng, người đã dành phần lớn cuộc đời của mình với tư cách là bạn gái của Sartre, đã viết về đạo đức nữ quyền và đạo đức hiện sinh trong các tác phẩm của mình, bao gồm ''[[Giới tính thứ hai]] ([[:en:The Second Sex|The Second Sex]])'' và ''Đạo đức của sự mơ hồ ([[:en:The Ethics of Ambiguity|The Ethics of Ambiguity]]).'' Mặc dù thường bị lu mờ do mối quan hệ của bà với Sartre,<ref>Bergoffen, Debra (September 2010). "Simone de Beauvoir". ''Stanford Encyclopedia of Philosophy''.</ref> de Beauvoir đã tích hợp chủ nghĩa hiện sinh vào các hình thức tư duy khác như nữ quyền, điều không được nghe đến vào thời điểm bấy giờ, dẫn đến kết quả là sự xa lánh với các nhà văn đồng nghiệp như Camus.<ref name=":4" />
 
[[:en:Paul Tillich|Paul Tillich]], một nhà thần học hiện sinh quan trọng theo sau Kierkegaard và [[:en:Karl Barth|Karl Barth]], đã áp dụng các khái niệm hiện sinh vào [[thần học Kitô giáo]] ([[:en:Christian theology|Christian theology]]) và giúp giới thiệu [[thần học hiện sinh]] ([[:en:Neo-orthodoxy|existential theology]]) đến với công chúng. Tác phẩm nổi bật của ông ''Can đảm để Tồn tại''(''The Courage to Be)'' đi theo phân tích của Kierkegaard về sự lo lắng và tính phi lý của đời sống, nhưng đưa ra luận điểm rằng con người hiện đại phải thông qua thiên chúa đạt tới bản ngã bất chấp sự phi lý của đời sống. [[:en:Rudolf Bultmann|Rudolf Bultmann]] đã sử dụng triết lý về tồn tại của Kierkegaard và Heidegger để giải huyền thoại Kitô giáo bằng cách diễn giải các khái niệm thần thoại Kitô giáo thành các khái niệm hiện sinh.
 
[[:en:Maurice Merleau-Ponty|Maurice Merleau-Ponty]], một [[nhà hiện tượng học hiện sinh]] (''[[:en:Existential phenomenology|existential phenomenologist]]''), đã có thời là bạn đồng hành của Sartre. ''[[Hiện tượng học về nhận thức]] ([[:en:Phenomenology of Perception|Phenomenology of Perception]])(1945)'' của Merleau-Ponty được xem như là một tuyên bố chủ đạo của chủ nghĩa hiện sinh Pháp.<ref>Madison, G. B., in Robert Audi's ''The Cambridge Dictionary of Philosophy''(Cambridge: Cambridge University Press, 1999) [p. 559]</ref> Người ta cho rằng tác phẩm ''Chủ nghĩa nhân văn và Khủng bố (Humanism and Terror)'' của Merleau-Ponty đã ảnh hưởng rất lớn đến Sartre. Tuy vậy, những năm sau này họ bất đồng với nhau không thể vãn hồi kéo theo sự chia rẽ nhiều nhà hiện sinh như Beauvoir,<ref name=":4" /> người ở cùng phía với Sartre.
 
[[:en:Colin Wilson|Colin Wilson]], một nhà văn người Anh, đã xuất bản nghiên cứu ''Người ngoài cuộc'' (''[[:en:The Outsider (Colin Wilson)|The Outsider]])'' của ông năm 1956 và ban đầu được hoan nghênh. Trong cuốn sách này và những cuốn khác, (ví dụ như ''Giới thiệu về chủ nghĩa hiện sinh mới'' (''Introduction to the New Existentialism)''), ông nỗ lực truyền bá những gì ông cho là triết ý bi quan và mang nó đến rộng rãi hơn với công chúng. Tuy nhiên, ông không được đào tạo về mặt học thuật và các nhà triết học chuyên nghiệp đã tấn công các tác phẩm của ông vì sự thiếu tính nghiêm ngặt và các chuẩn mực quan trọng.<ref>K. Gunnar Bergström, ''An Odyssey to Freedom'' University of Uppsala, 1983, p. 92. Colin Stanley, ''Colin Wilson, a Celebration: Essays and Recollections'' Cecil Woolf, 1988, p. 43)</ref>
 
=== Chủ nghĩa hiện sinh tại Nam Việt Nam ===
Dòng 160:
Nhiều nhà phê bình cho rằng triết lý của Jean-Paul Sartre là mâu thuẫn. Cụ thể, họ cho rằng Sartre đưa ra những lập luận siêu hình mặc dù ông cho rằng quan điểm triết học của mình bỏ qua siêu hình học. [[Herbert Marcuse]] đã chỉ trích [[Tồn tại và hư vô]] năm 1943 của Sartre vì phóng chiếu nỗi lo lắng và sự vô nghĩa cho bản chất của sự tồn tại tự nó: "Trong chừng mực chủ nghĩa hiện sinh là một học thuyết triết học, nó vẫn là một học thuyết duy tâm: nó giả thuyết ([[:en:Hypostatic abstraction|hypostatizes]]) hững hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự tồn tại của con người thành các đặc điểm bản thể học và siêu hình học. Chủ nghĩa hiện sinh do đó trở thành một bộ phận của chính ý thức hệ mà nó thấn công và chủ nghĩa cấp tiến của nó là ảo tưởng."<ref>Marcuse, Herbert. "Sartre's Existentialism". Printed in ''Studies in Critical Philosophy''. Translated by Joris De Bres. London: NLB, 1972. p. 161</ref>
 
Trong ''Thư về chủ nghĩa nhân văn''(''[[:en:Letter on Humanism|Letter on Humanism]])'', [[Martin Heidegger]] đã chỉ trích chủ nghĩa hiện sinh của Sartre như sau:<blockquote>"Chủ nghĩa hiện sinh nói rằng hiện hữu có trước bản chất. Trong tuyên bố này, anh ta đang sử dụng ''sự hiện hữu''(''existentia)'' và ''bản chất(essentia)'' tuân theo nghĩa siêu hình của chúng (metaphysical meaning). Nghĩa này, từ thời Plato trở đi, đã nói rằng ''bản chất (essentia)'' có trước ''hiện hữu(existentia)''. Sartre đảo ngược tuyên bố này. Nhưng sự đảo ngược của một tuyên bố siêu hình vẫn là một tuyên bố siêu hình. Với nó, anh ta ở lại với siêu hình học, ở lại trong sự quên lãng về sự thật của Bản thể (Being)."<ref>Martin Heidegger, "Letter on Humanism", in ''Basic Writings: Nine Key Essays, plus the Introduction to'' Being and Time, trans. David Farrell Krell (London, Routledge; 1978), p. 208. Google Books</ref></blockquote>
 
== Tham khảo ==