Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Cao Khải”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 17:
 
:''Hoàng Cao Khải đem quân đi đánh riết mấy mặt. Bọn [[Văn Thân|Phong trào Văn Thân]] người thì tử trận, người thì bị bắt. [[Nguyễn Thiện Thuật]] chạy sang Tàu, sau mất ở Nam Ninh, thuộc Quảng Tây. [[Đốc Tít]] ra hàng, phải đày sang ở thành Alger, bên Algérie. Đề Kiều và [[Lương Tam Kỳ]] ra thú được ở yên. Cai Kinh bị bắt, Đốc Ngữ ra thú, [[Hoàng Hoa Thám]] ở Yên Thế đến năm 1912 mới bị giết.''
 
Thống sứ Pháp Parreau (Pa-gô) viết:
:Tháng 3-1889, Hoàng Cao Khải tiến hành “một trận đánh vang dội khắp vùng làm quân nổi loạn hoang mang, nhiều tên tướng bị bắt, Hoàng Cao Khải xử tử ngay lập tức. Hơn thế, Hoàng Cao Khải không để cho quân nổi loạn kịp hoàn hồn. Thám tử của ông tỏa đi khắp nơi, bắt giữ những kẻ tình nghi, hễ có dấu hiệu thông đồng với giặc (tức nghĩa quân chống Pháp) thì xử chém ngay tức khắc… Hàng loạt tên nổi loạn bị xử tử, làng Phù Đổng theo giặc bị đốt sạch”.
 
Một ghi chép khác về sự trợ giúp quân Pháp đắc lực của Hoàng Cao Khải được trung úy F. Bernard viết trong thư ngày 16-10-1891:
:''“Ông ta chặt 1.800 đầu trong ba tháng, nhưng ông ta đã thu được các tin tình báo quý báu đã giúp chộp được những tên cướp (tức nghĩa quân) và gặt hái được một số lượng lớn súng ống”.
 
Dưới trướng Hoàng Cao Khải, đã hình thành một ''“thế hệ binh lính tàn bạo đến mức không chịu được”'' (lời Toàn quyền De Lanessan).
Năm [[1897]], Nha Kinh lược Bắc Kỳ bị bãi bỏ, Hoàng Cao Khải được điều về [[Huế]] lãnh chức Thượng thư Bộ Binh và làm phụ chính đại thần cho vua Thành Thái, hàm Thái tử Thái phó, Văn minh điện Đại học sĩ. Như vậy, Hoàng Cao Khải là viên Kinh lược sứ Bắc Kỳ cuối cùng của triều Nguyễn.