Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vùng văn hóa Á Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tương đồng văn hóa: Hầu hết đều không có ai học giả nào công nhận văn hóa Việt Nam giống tàu cả.
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
→‎Triết học và tôn giáo: Không có thông tin xác thực đi kèm là sẽ bị xóa hết.
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 93:
 
==== Phật giáo ====
Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Singapore và Việt Nam đều có lịch sử theo [[Phật giáo Bắc tông|Đại Thừa Phật giáo]]. Phật giáo được lan truyền từ Ấn Độ thông qua con đường tơ lụa tới Pakistan, Tân Cương, qua phía đông tới Việt Nam, sau đó tới Quảng Châu và Phúc Kiến ở phía bắc. Phật giáo Việt Nam được truyền từ các nhà sư người Ấn Độ dưới thời [[Ashoka]] và [[Hùng Vương thứ 18]]. Từ Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng lan truyền tới bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, đặc biệt là trong thời Đường, đồng thời còn truyền bá ngược trở lại Việt Nam. Đông Á giờ là khu vực có số người theo đạo Phật lớn nhất thế giới với khoảng 200-400 triệu tín đồ (5 nước nhiều tín đồ Phật giáo nhất gồm Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Việt Nam).
 
==== Nho giáo ====
Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên và Việt Nam cùng có tư tưởng triết học [[Nho giáo]]. Nho giáo là một tư tưởng triết lý nhân văn tin rằng con người có thể được giáo dục, có thể tiến bộ và có thể hoàn thiện qua những nỗ lực tu luyện của cá nhân và cộng đồng. Nho giáo tập trung vào việc trau dồi và duy trì đạo đức, những triết lý cơ bản bao gồm Nhân (仁), Nghĩa (义/義) và Lễ (礼/禮). Nhân là lòng vị tha và đối xử nhân nghĩa với người khác, Nghĩa là đề cao sự công bằng và những phẩm chất đạo đức tốt, còn Lễ là hệ thống các chuẩn mực trong cuộc sống hàng ngày. Nho giáo đã trở thành nền tảng xã hội, trở thành những triết lí sống của con người nơi đây.
 
==== Tân Nho giáo ====
Tư tưởng triết học của Trung Quốc thời kỳ đế quốc được xác định bởi sự phát triển của [[Tống Nho]] (Tân Nho giáo). Tân Nho giáo được khai sinh từ thời Đường, Hàn Dũ được coi là bậc tiền bối của Tân Nho giáo dưới thời Tống. Nhà triết học thời Tống Chu Đôn Di được coi là "người khai sinh thực sự" của Tân Nho giáo, sử dụng lý thuyết của Đạo giáo làm khuôn khổ cho các triết lý của mình.
 
Ở những nơi khác, triết học Nhật Bản bắt đầu phát triển tín ngưỡng bản xứ Thần đạo kết hợp với Phật giáo, Nho giáo và các trường phái khác của triết học Trung Quốc. Tương tự Nhật Bản, tại bán đảo Triều Tiên, các yếu tố của Shaman giáo được kết hợp với Tống Nho truyền bá từ Trung Quốc. Ở Việt Nam, Tân Nho giáo cũng được đưa vào hệ thống Tam giáo, cùng với tín ngưỡng bản địa như thờ cúng tổ tiên, [[Đạo Mẫu]]; và Phật giáo Đại thừa.
 
== Xem thêm ==