Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên thần sa ngã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 53:
 
Truyền thống Thiên Chúa giáo không chỉ liên kết Satan và ngôi Sao Mai trong Isaia 14:12, mà còn với lời lên án Quốc vương thành [[Tyros]] trong Sách Êzêkiel 28:11-19, người được cho là một Kêrub (tiểu thiên sứ). Các [[Giáo phụ]] Thiên Chúa giáo đã tìm thấy mối quan hệ song song cùng nhau ở hai đoạn văn này – một cách giải thích cũng được kiểm chứng trong các nguỵ thư hay các văn tự giả tạo.<ref>[https://books.google.com/books?id=smxPS7QRR5MC&pg=PA78&dq=Patmore+pseudepigraphic&hl=en&sa=X&ei=i1mcU5iNMKeP7Abh54DADg&redir_esc=y#v=onepage&q=Patmore%20pseudepigraphic&f=false Hector M. Patmore, ''Adam, Satan, and the King of Tyre''] (Brill 2012), {{ISBN|978-9-00420722-6}}, tr. 76–78</ref> Dù thế nào đi nữa, "không có bài bình luận Phúc Âm nào về Isaia và Êzêkiel xem Isaia 14 và Êzêkiel 28 cung cấp thông tin về sự sụp đổ của Satan".<ref>Paul Peterson, Ross Cole (editors), [https://books.google.com/books?id=TBFAAwAAQBAJ&pg=PA246&dq=Petersen+modern+evangelical+commentary&hl=en&sa=X&ei=XGScU7T6IorQ7AaxyYHQDw&ved=0CB8Q6AEwAA#v=onepage&q=Petersen%20modern%20evangelical%20commentary&f=false ''Hermeneutics, Intertextuality and the Contemporary Meaning of Scripture'' (Avondale Academic Press 2013] {{ISBN|978-1-92181799-1}}), tr. 246.</ref>
 
=== Thiên Chúa giáo sơ kỳ ===
Trong khoảng thời gian ngay trước khi Thiên Chúa giáo trỗi dậy, mối quan hệ giữa các Canh thức và phụ nữ phàm trần thường được coi là sự sa ngã đầu tiên của thiên thần.<ref>Gregory A. Boyd, ''[https://books.google.com/books?id=Hj791_BeAF0C&pg=PA138#v=onepage&q=first%20fall&f=false God at War: The Bible & Spiritual Conflict]'', InterVarsity Press 1997 {{ISBN|9780830818853}}, tr. 138</ref> Cho đến ít nhất là vào thế kỷ thứ ba, Thiên Chúa giáo vẫn còn gắn kết với các tác phẩm Hê-nóc.<ref name="Patricia Crone page 4" /> Nhiều [[Giáo phụ]], tỉ dụ như [[Irênê]], [[Justinô Tử đạo]], [[Clêmentê thành Alexandria]] và [[Lactantius]],<ref name="Reed 2005 14, 15">{{harvnb|Reed|2005|pp=14, 15}}</ref><ref>Annette Yoshiko Reed ''Fallen Angels and the History of Judaism and Christianity: The Reception of Enochic Literature'' Cambridge University Press 2005 {{ISBN|978-0-521-85378-1}} tr. 149</ref> đã chấp nhận sự liên kết giữa truyền thuyết về "dòng dõi thiên thần" và đoạn văn về "các con trai của Đức Chúa Trời" trong sách Sáng thế ký 6:1-4.<ref name="Reed 2005 14, 15" /> Tuy nhiên, một số giáo sĩ khổ hạnh, điển hình có thể kể tới Origenes ({{circa|184}} – {{circa|253}}),<ref>David L Bradnick ''Evil, Spirits, and Possession: An Emergentist Theology of the Demonic'' Brill 2017 {{ISBN|978-9-004-35061-8}} tr. 30</ref> không đồng tình với cách giải thích này. Dựa theo các giáo phụ ủng hộ giáo lý của Origenes, những thiên thần này đã phạm tội vì dám vượt quá giới hạn bản chất của mình. Họ thèm khát được rời khỏi nơi ở trên thiên đàng để trải nghiệm nhục dục chốn trần gian.<ref>Annette Yoshiko Reed ''Fallen Angels and the History of Judaism and Christianity: The Reception of Enochic Literature'' Cambridge University Press 2005 {{ISBN|978-0-521-85378-1}} tr. 163</ref> Irênê đã gọi các thiên thần sa ngã là những kẻ bội giáo, những kẻ sẽ phải chịu sự trừng phạt bởi ngọn lửa bất diệt. Justinô Tử đạo {{circa|100}} – {{circa|165}}) đã gọi các vị thần ngoại đạo là những thiên thần sa ngã hoặc những đứa con của quỷ đang đội lốt nguỵ trang. Justinô cũng đã quy trách nhiệm cho những thiên thần sa ngã đội lốt thần ngoại giáo về những cuộc đàn áp Thiên Chúa giáo trong những thế kỷ đầu tiên.<ref>Annette Yoshiko Reed ''Fallen Angels and the History of Judaism and Christianity: The Reception of Enochic Literature'' Cambridge University Press 2005 {{ISBN|978-0-521-85378-1}} tr. 162</ref> Bên cạnh đó, Tertullianus và Origenes cũng gọi các thiên thần sa ngã là những thầy dạy chiêm tinh.<ref>Tim Hegedus ''Early Christianity and Ancient Astrology'' Peter Lang 2007 {{ISBN|978-0-820-47257-7}} tr. 127</ref>
 
Origenes có lẽ là người đầu tiên đồng nhất vị vua Babylon được miêu tả là "ngôi sao Mai" trong Isaia 14:1–17 cùng một thiên thần sa ngã.<ref>Jeffrey Burton Russell ''Satan: The Early Christian Tradition'' Cornell University Press 1987 {{ISBN|9780801494130}} tr. 130</ref><ref>Philip C. Almond ''The Devil: A New Biography'' I.B.Tauris 2014 {{ISBN|9780857734884}} tr. 42</ref> Theo cách giải thích loại hình học, miêu tả này có thể được xem là cả thiên thần lẫn một vị vua phàm nhân. Hình ảnh ngôi sao Mai cũng chính vì thế mà đã được các học giả Thiên Chúa giáo thời sơ kỳ dùng cho Satan,<ref>{{harvnb|Charlesworth|2010|p=149}}</ref><ref>{{harvnb|Schwartz|2004|p=108}}</ref> chuẩn theo sự đặt ngang hàng Lucifer và Satan trong những thế kỷ tiền Thiên Chúa giáo.<ref>{{cite web|url=http://jewishencyclopedia.com/articles/10177-lucifer |title=Lucifer |publisher=Jewish Encyclopedia |date= |accessdate=2014-03-11}}</ref>
 
==Tham khảo==