Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tông phái Đạo giáo Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tamnewage (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 6:
Đạo giáo Trung Quốc có nhiều tông phái (tức giáo phái). Thuật ngữ ''tông'' (宗) và ''phái'' (派) đồng nghĩa nhau và Đạo giáo hay dùng lẫn lộn phái và tông để đặt tên. Người Tây phương thường dùng chữ ''sect'' để dịch chữ phái và chữ ''school'' để dịch chữ ''tông''. Thực tế, tuy tông và phái đồng nghĩa nhau, nhưng Phật giáo có xu hướng dùng chữ tông và Đạo giáo có xu hướng dùng chữ phái. Trong vài chục tông phái của Đạo giáo Trung Quốc, ngoài thuật ngữ tông và phái, thuật ngữ đạo và giáo cũng được dùng. Nhưng các thuật ngữ này được dùng không theo quy tắc nào cả và cũng không hề có sự so sánh về quy mô lớn nhỏ giữa các thuật ngữ ấy. Ở đây dùng thuật ngữ "giáo phái" là một thuật ngữ phổ thông, có thể dùng cho một tôn giáo bất kỳ.
 
Giáo phái đầu tiên là [[Ngũ Đấu Mễ Đạo]] (五斗米道), xuất hiện vào [[nhà Hán|đời Đông Hán]] (東漢, 25-220), triều vua Thuận Đế (順帝, 126-144). Sau đó, giữa những năm [[Kiến Ninh]] (建寧) và Hi Bình (熹平, 168-177) dưới triều [[Hán Linh Đế]] (漢靈帝, 168-189), [[Thái Bình Đạo]] (太平道) được hình thành. Cho đến [[nhà Tấn|đời Đông Tấn]] (東晉, 317-420) và [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam Bắc Triều]] (南北朝, 420-589), có thêm nhiều giáo phái xuất hiện như Thượng Thanh (上清), Linh Bảo (靈寶), Lâu Quán (樓觀), v.v... Đến [[nhà Tống|đời Nam Tống]] (南宋, 1127-1279) và [[nhà Kim|đời Kim]] (金, 1115-1234), phía Bắc xuất hiện [[Toàn Chân đạo|Toàn Chân Đạo]] (全真道), [[Chân Đại Đạo]] (真大道), [[Thái Nhất Đạo]] (太一道), v.v... và phía Nam xuất hiện [[Thiên Tâm Phái]] (天心派), [[Thần Tiêu Phái]] (神霄派), [[Thanh Vi Phái]] (清微派), [[Đông Hoa Phái]] (東華派), [[Tịnh Minh Đạo]] (靜明道), v.v... Đó là giai đoạn phát triển cực thịnh của Đạo giáo.
 
Trong lịch sử phát triển của Đạo giáo, người ta thấy rằng tùy theo sự biến thiên của [[xã hội]] mà nhiều giáo phái suy vong, thì lại có tân giáo phái ra đời. Có khi do hoàn cảnh xã hội, một giáo phái nhỏ sáp nhập với một giáo phái khác, hoặc một giáo phái lớn bị phân hoá thành chi phái nhỏ hơn. Đó là hiện tượng ''hưng'' (興) - ''suy'' (衰) - ''phân'' (分) - ''hợp'' (合) trong lịch sử phát triển khoảng 2000 năm của Đạo giáo Trung Quốc. Thí dụ: