Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thục Thận Hoàng quý phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
'''Thục Thận Hoàng quý phi''' ([[chữ Hán]]: 淑慎皇贵妃; [[24 tháng 12]], năm [[1859]] - [[13 tháng 4]], năm [[1904]]), [[Mãn Châu]] [[Bát kỳ|Tương Hoàng kỳ]], [[Sa Tế]] [[Phú Sát|Phú Sát thị]], cũng gọi '''Mục Tông Tuệ phi''' (穆宗慧妃), là một [[phi tần]] của [[Thanh Mục Tông]] Đồng Trị Hoàng đế.
 
Xuất thân từ mẫu tộc hiển hách của [[Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu]], Thục Thận Hoàng quý phi ngay từ khi tuyển tú đã là người con dâu được [[Từ Hi Thái hậu]] sủng ái nhất, vị trí của bà dẫu chỉ là phi thiếp nhưng nhờ ân điển của Thái hậu mà danh giá không thua gì [[Hiếu Triết Nghị hoàng hậu|Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu]]. Bà là phi tần đầu tiên và duy nhất của [[nhà Thanh]] được phong [[Phi (hậu cung)|Phi]] ngay sau khi nhập cung thông qua [[Bát Kỳ]] tuyển tú. Trước khi Đồng Trị Đế qua đời, bà được tấn phong [[Hoàng quý phi]], trở thành vị Hoàng quý phi tại vị cuối cùng của triều Thanh, không xét các trường hợp góa phụ tấn phong như các vị [[Hiến Triết Hoàng quý phi]] và [[Ôn Tĩnh Hoàng quý phi]].
 
Dưới thời [[Quang Tự|Quang Tự Đế]], bà được cải hiệu thành '''Đôn Nghi Vinh Khánh Hoàng quý phi''' (敦宜榮慶皇貴妃), trở thành Hoàng quý phi có danh phận ''"Hoàng tẩu"'' đầu tiên và duy nhất trong lịch sử, cũng là vị Hoàng quý phi duy nhất được ban phong hiệu, còn lên tới 4 chữ dài nhất.
Dòng 30:
Thục Thận Hoàng quý phi sinh ngày [[1 tháng 12]] (âm lịch) năm Hàm Phong thứ 9 ([[1859]]), xuất thân từ gia tộc danh giá [[Sa Tế]] [[Phú Sát thị]] (沙濟富察氏) thuộc [[Mãn Châu]] [[Bát kỳ|Tương Hoàng kỳ]], một trong những gia tộc Mãn Châu có địa vị và danh vọng lớn nhất từ thời Càn Long. Bà là hậu duệ của Thượng thư Bộ Hộ [[Mễ Tư Hàn]] (米思翰; 1633 - 1675), trọng thần dưới thời [[Khang Hi Đế]].
 
Mễ Tư Hàn danh vọng cao, có bốn con trai: con trưởng [[Mã Tư Ha|Mã Tư Cáp]] (馬思哈) từng nhậm [[Nội đại thần]], [[Đô thống]]; con thứ [[Mã Tề]] (馬齊) là Khang - Ung hai triều trọng thần, thụ tước ''"Nhị đẳng Bá"'' (二等伯) kiêm chức [[Đại học sĩ]]; con trai thứ 3 là [[Mã Võ]] (馬武) nhậm ''"Tam đẳng Khinh xa Đô úy"'' (三等輕車都尉); và con trai út [[Lý Vinh Bảo]] (李榮保) nguyên nhậm [[Sát Cáp Nhĩ]] tổng quản, có con gái là [[Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu|Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu]] của [[Càn Long Đế]]. Trong đó, Thục Thận Hoàng quý phi là hậu duệ của Mã Tề.
 
Gia tộc của Mã Tề có một địa vị hiển hách, nhưng ông có 12 con trai, nên nếu xếp về thứ đẳng phòng-hệ cũng có chênh lệch với nhau chứ không hề đồng đều. Trong đó, người con trai thứ 4 là [[Phó Đức]] (傅德) là thủy tổ của chi hệ của Thục Thận Hoàng quý phi. Phó Đức cùng con trai độc nhất [[Quan Đăng]] (官登) không có chức quan cao, cho nên so ra trong chi hệ hậu duệ Mã Tề thì chi của Phó Đức có vị thế khá kém.
Dòng 41:
Huệ Cát dùng Ấm sinh tiến thân, triều Gia Khánh nhậm qua [[Viên ngoại lang]] rồi [[Lang trung]], sang năm đầu triều [[Đạo Quang]] thì nhậm [[Tri phủ]], từng bước thăng chức, đến năm thứ 13 đã đạt đến [[Tuần phủ]] [[Quảng Tây]], sau đó ông nhậm qua nhiều Tuần phủ các khu vực [[Thiểm Tây]], [[Phúc Kiến]] rồi trở thành [[Tổng đốc]] [[Thiểm Cam]]. Huệ Cát có hai con trai, con cả [[Lân Tú]] (麟秀) nhậm qua [[Lang trung]] [[bộ Hộ]]; con thứ là [[Phụng Tú]] (鳳秀) lấy thân phận Giám sinh xuất sĩ, dần lên [[Viên ngoại lang]], ông chính là cha của Thục Thận Hoàng quý phi. Theo hồ sơ của gia tộc Sa Tế Phú Sát thị, xem chừng cả Lân Tú và Phụng Tú đều không có con trai thừa kế, hơn nữa Thục Thận Hoàng quý phi có lẽ là con gái duy nhất. Bên cạnh đó, Thục Thận Hoàng quý phi còn có một vị cô mẫu, về sau được chỉ hôn cho Hồng lô Tự khanh [[Miên Thiện]] (綿善) làm Kế thê thứ ba, Miên Thiện là tằng tôn của Hàm Khác Thân vương [[Dận Bí]].
 
Với tình hình phức tạp của các chi phòng-hệ đặc thù của những gia tộc lớn như Sa Tế Phú Sát thị, nên dù Thục Thận Hoàng quý phi cùng tộc với Hiếu Hiền Thuần hoàngHoàng hậu, song một chi gia tộc chỉ là hàng ''"Thế gia Thứ lưu"'' (世家庶流), hơn nữa đã cách xa mấy đời, nên cơ bản gia cảnh của Thục Thận Hoàng quý phi không thể liên hệ với Hiếu Hiền Thuần hoàngHoàng hậu mà xét đoán thứ cận với hoàng thất được nữa, dẫu là có thì cũng chỉ là họ hàng xa của Hiếu Hiền Thuần hoàngHoàng hậu mà thôi.
 
== Đại Thanh hoàng phi ==
Dòng 63:
# Rạng sáng ngày Nghênh thú, Hoàng hậu nhập cung;
# Hoàng hậu sau khi nhập cung, tiếp thu Triều hạ, các Phi tần thay nhau hành lễ;
# Mấy tháng sau, những Phi tần đã vào cung mới chính thức thụ lễ sắcsách phong;
 
Tóm gọn lại rằng, Phi tần vào cung trước so với Hoàng hậu, nhưng lại chịu lễ sắcsách phong sau khi Hoàng hậu làm đại lễ. Tuy nhiên, Phú Sát thị lại có thiện đãi khác biệt. Năm đó Đồng Trị thứ 11, ngày [[5 tháng 3]] (âm lịch), phụng Lưỡng cung Hoàng thái hậu ý chỉ:「''"Cùng năm, ngày 14 tháng 9, sau khi kết thúc lễ sắcsách lập Hoàng hậu, ngay trong ngày sắcsách phong Tuệ phi. Tuệ phi ngồi kiệu từ Địa An môn, Thần Vũ môn qua Thuận Trinh môn tiến cung"''; 著於本年九月十四日冊封皇后禮成後,即日冊封慧妃,慧妃乘轎由地安門,神武門,順貞門進宮。」.
 
Điều này có nghĩa, Tuệ phi Phú Sát thị được sách phong cùng ngày Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị được sách lập, ngay ngày [[14 tháng 9]] (âm lịch) cùng một lúc được sắc phong, nhưng Phú Sát thị vào cung ngay trong ngày hôm đó, còn A Lỗ Đặc thị vào cung vào rạng sáng ngày hôm sau. Nói cách khác, Tuệ phi Phú Sát thị cùng ngày đã cùng Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị hưởng Tế cáo hậu miếuđiện của [[Thái miếu]], [[Phụng Tiên điện]], một đãi ngộ đặc thù của Hoàng hậu, luôn được cử hành riêng lẻ bây giờ lại san sẻ với một hậu cung phi tần. Bên cạnh đó, chiếu chỉ còn ghi rõ:「''"Mệnh ủy Tán trật Đại thần, Tam đẳng Thừa Ân công Sùng Khởi lấy Nội các Học sĩ hậu bổ, Viên ngoại lang Phụng Tú lấy Tứ phẩm Kinh Đường hậu bổ"''; 命委散秩大臣三等承恩公崇綺以內閣學士候補,員外郎鳳秀以四品京堂候補。」, không chỉ bổ thêm chức quan cho cha của Hoàng hậu, lại còn bổ thêm cho cha của Tuệ phi, rất rõ ràng thiên vị.
 
Ngày đó, lấy Đại học sĩ [[Văn Tường]] (文祥) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư [[Linh Quế]] (靈桂) làm Phó sứ, hành sắcsách phong lễ cho Tuệ phi. Ngày hôm đó nhận chỉ nhập cung. Sách văn viết:
{{Cquote|
朕惟关睢启化。必资淑德以襄猷。献茧成功。允赖贤媛之佐理。鸾章焕采。象服增荣。咨尔富察氏。心秉柔嘉。训娴婉娩。珩璜表度。怀谦而聿中矩规。图史垂芳。性敏而特严礼法。兹仰承慈安皇太后慈禧皇太后懿旨。册封尔为慧妃。尔其坤仪祗赞。扬勤俭之休风。巽命新膺。体雍和之顺道。隆其班秩。锡以丝纶。钦哉。  
Dòng 85:
Hậu cung nhà Thanh có một loại tế tự trứ danh, gọi là '''Tế Tiên Tằm đàn''' (祭先蠶壇). Triều Thanh đều chăm chỉ mỗi năm làm một lần tế, và như thế có những trường hợp như sau: Hoàng hậu tự mình chủ lễ; Phái một vị Phi tần thay Hoàng hậu chủ lễ; Phái một vị Tông thất Phúc tấn làm chủ lễ, và cuối cùng là một quan viên đại thần thay thế làm chủ lễ.
 
Triều Hàm Phong và Quang Tự, các lần đại tế đều do chính [[Hiếu Trinh Hiển hoàng hậu|Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu]] cùng [[Hiếu Định Cảnh hoàng hậu|Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu]] làm chủ lễ. Tuy nhiên, riêng thời Đồng Trị, hai lần vào [[tháng 3]] năm Đồng Trị thứ 12 ([[1873]]) và [[tháng 2]] năm thứ 13 ([[1874]]), Hiếu Triết Nghị hoàngHoàng hậu đều không làm chủ lễ mà chỉ do Tuệ phi Phú Sát thị thay thế. Từ đây có thể thấy rất rõ địa vị đặc thù của Tuệ phi, và cho đến nay cũng không lý giải nào chắc chắn vì sao Hiếu Triết Nghị hoàngHoàng hậu cả hai lần đều không thể làm chủ lễ. Xét theo tuổi tác, Tuệ phi Phú Sát thị tuổi nhỏ nhất, đúng thật sự không thích hợp làm chủ lễ, thế thì ngoài lý do chính Từ Hi Thái hậu cực kỳ thiên vị quyết định ra, thì xem chừng không có lý giải nào phù hợp.
 
=== Tiền triều Hoàng quý phi ===
Dòng 115:
* [[Hậu cung nhà Thanh]]
* [[Thanh Mục Tông]]
* [[Hiếu Triết Nghị hoàng hậu|Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu]]
* [[Từ Hi Thái hậu]]