Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Xô–Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 367:
[[Tập tin:German military equipment destroyed in Stalingrad.gif|nhỏ|phải|300px|Xác xe tăng Đức bị tiêu diệt trên chiến trường Stalingrad]]
 
Đồng thời với vòng vây phía trong, quân đội Xô Viết cũng tiến nhanh về phía tây và tây nam để thành lập luôn vòng vây phía ngoài sẵn sàng đánh quân giải cứu. Adolf Hitler ra lệnh cho tư lệnh cụm tập đoàn quân "Sông Đông" mới thành lập của Thống chế [[Erich von Manstein]], bằng mọi cách giải vây cho tập đoàn quân số 6. Mọi nỗ lực giải vây của Bộ chỉ huy Đức đều thất bại. Các mũi xe tăng Đức gặp phải vòng vây bên ngoài rất rắn chắc và linh hoạt của đối phương và đã không thể gặp được quân bị vây dù chỉ còn cách 40–45 km, đồng thời Liên Xô phát động các chiến dịch tấn công tại các mặt trận khác để thu hút lực lượng dự bị của Đức. Phía bên trong vòng vây, tập đoàn quân số 6 của quân Đức đã từ chối [[tối hậu thư]] đầu hàng, tuy kháng cự dũng cảm nhưng thiếu tiếp tế, bị cô lập, lại bị đối phương chia cắt thành hai phần không liên lạc được với nhau nên sức yếu dần bị tiêu diệt gần hết. Đến [[2 tháng 2]] năm [[1943]] bộ phận còn lại đã đầu hàng. Hơn 20 vạn200.000 lính Đức tử trận chỉ trong 1 tháng cuối cùng của trận đánh, Thống chế Paulus và gần 10 vạn91.000 lính Đức còn lại bị bắt làm tù binh.
 
Đây đã là bước ngoặt của chiến tranh: khoảng một triệu quân Đức và chư hầu đã bị mất trong một trận đánh tiêu diệt lớn, các bộ phận còn lại của quân Đức vội vã tháo lui khỏi miền Kavkaz để tránh bị bao vây. Không còn ai còn nghi ngờ vào chiến thắng cuối cùng của Liên Xô nữa.
 
Sau khi bao vây và tiêu diệt được khối quân Đức tại Stalingrad cuộc tấn công của Hồng quân phát triển thành tổng tấn công trên toàn mặt trận Xô – Đức trong các tháng đông – xuân 1942 – 1943. Lại một lần nữa quyền chủ động tấn công chiến lược lại về tay quân đội Xô Viết.