Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 23:
Năm [[1895]]: Lĩnh chức Khâm mạng tiết chế quân vụ, đem ba ngàn quân ra [[Hà Tĩnh]] lùng diệt cuộc khởi nghĩa do [[Phan Đình Phùng]] lãnh đạo.Trong một trận giao tranh ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương nặng, rồi hy sinh vào ngày [[28 tháng 12]] năm [[1895]].. Nguyễn Thân đã cho quật mồ [[Phan Đình Phùng]], đổ dầu đốt cho xương thịt ông cháy thành tro, rồi trộn vào thuốc súng bắn xuống [[sông La]]<ref>Chép theo ''Lịch sử 11'' (nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, tr.257). Tuy nhiên, [[Trần Trọng Kim]] lại chép khác: ''Có người nói rằng việc ấy tuy Nguyễn Thân trước định thế, nhưng sau lại cho đem chôn'' (''Việt Nam sử lược'', tr. 568).</ref>. Nhờ công lao này, Nguyễn Thân được cử làm phụ chính đại thần, và được phong tước '''Diên Lộc bá''' (延祿伯), sau thăng làm '''Diên Lộc Quận công''' (延祿郡公), huân chương Bắc đẩu bội binh hạng ba <ref>Theo Nguyễn Đức Cung, ''Diên Lộc Quận công Nguyễn Thân''. Nhật Lệ xuất bản, Philadelphia, PA. 2002, tr. 393, 490.</ref>.
 
Phụ chính đại thần là những người chấp chính ở triều đình An Nam khi vua còn nhỏ, thời vua Thành Thái, có 3 vị phụ chính đại thần. Đệ nhất phụ chính là Tuy Lý Vương Miên Trinh, người không có thực quyền; Đệ nhị phụ chính là Nguyễn Trọng Hợp; Đệ tam phụ chính là Nguyễn Thân. Nguyễn Trọng Hợp và Nguyễn ThanThân là hai người nắm đại quyền trong triều đình.<ref>Xứ Đông Dương, Nhà xuất bản Thế giới, 2016, trang 302</ref>
 
Đương thời nhân dân nguyền rủa Nguyễn Thân không hết lời vì những hành động tàn bạo và việc làm tay sai cho Pháp của ông ta. Chính Nguyễn Thân đã tự kể công với Pháp trong bức thư gửi cho Toàn quyền [[Paul Doumer]], về sau đã trở thành cáo trạng phản quốc cho chính ông ta:
:''"Lúc ấy (1886) tôi ra Quảng Nam đánh đám giặc Văn thân là Hường Hiệu chống cự với nhà nước Bảo hộ bấy lâu... tôi bắt được 25 tên phó tướng, Hường Hiệu trốn thoát, chạy vô núi Ngũ Hành, sau tôi cũng bắt sống được bỏ vô trong cũi mà giải về Huế.''
:''Thưởng đền tấm lòng tận trung của tôi đối với nước Pháp, chính phủ cộng hòa lúc bấy giờ ban tặng Bắc đẩu bội tinh ngũ hạng cho tôi.''
:''Cách đó ít lâu, tỉnh Bình Định lại có loạn dấy lên nữa, nhà nước sai tôi đi tiễu phỉ lần thứ nhì, tôi dẹp được giặc giã, tỉnh này yên hẳn từ đó. Nhân viêcviệc đánh giặc thành công, quan Toàn quyền Picquet và quan Khâm sứ Hector tư xin chánh phủ cộng hòa ban thưởng cho tôi Bắc đẩu bội tinh tứ hạng...''
:''Về sau tôi được chỉ triệu về Huế, lãnh chức Binh bộ Thượng thư. Quan Toàn quyền De Lanesan thương thuyết với trào đình khâm phái tôi vô làm tổng thống tỉnh Bình Định. Rồi đó tôi được phong chức Khâm sai đại thần đem quân ra đánh dẹp Văn thân Nghệ Tĩnh. Vì có quan Toàn quyền Rousseau và Khâm sứ Brière nói với triều đình, nên chỉ tôi được lãnh cái trọng trách ấy. Sở dĩ tôi phụng mạng đem quân ra Nghệ Tĩnh là cốt để tróc nã tướng giặc Văn thân Phan Đình Phùng khởi loạn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã 10 năm, mặc dầu nhà nước đã ra sức đánh dẹp mãi mà không được.''
:''(…) Nhân tôi có công lao như thế, chánh phủ cộng hòa thưởng cho tôi Bắc đẩu bội tinh tam hạng và đức hoàng đế vời tôi về kinh làm phụ chính đại thần".''