Khác biệt giữa bản sửa đổi của “D”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
'''D,''' '''d''' (gọi là "dê" hay "đê" tùy thuộc vào ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt hay tiếng nước ngoài) là một [[chữ cái]] thuộc [[bảng chữ cái Latinh]]. Tuỳ thuộc vào số chữ cái đứng trước chữ ''d'' trong [[bảng chữ cái]] mà thứ tự của chữ ''d'' trong bảng chữ cái La-tinh của ngôn ngữ này có thể giống hoặc khác với thứ tự của chữ ''d'' trong bảng chữ cái của ngôn ngữ khác. Chữ ''d'' là chữ cái thứ sáu trong bảng chữ cái [[chữ Quốc ngữ]] và [[tiếng Hungary]],<ref>Bac Hoai Tran, Ha Minh Nguyen, Tuan Duc Vuong, Que Vuong. ''Colloquial Vietnamese: The Complete Course for Beginners''. 2nd Edition, Routledge, năm 2012, trang 8.</ref><ref>Carol H. Rounds, Erika Sólyom. ''Colloquial Hungarian: The Complete Course for Beginners''. 3rd Edition, Routledge, năm 2011, trang xiii.</ref> chữ cái thứ tư trong bảng chữ cái [[tiếng Anh]] và [[tiếng Pháp]].<ref>Dodi-Katrin Schmidt, Michelle M. Williams, Dominique Wenzel, Zoe Erotopoulos. ''French For Dummies''. 2nd Edition, Hoboken, John Wiley & Sons, Inc., năm 2011, trang 35, 36.</ref>
 
Trong tiếng Vịệt, chữ D thể hiện âm /z/ (âm "dờ") như chữ [[Z]]. Trong hầu hết những ngôn ngữ sử dụng ký tự Latinh trên thế giới, chữ D thể hiện âm /d/ (âm "đờ") như chữ [[Đ]] trong tiếng Việt.
 
== Nguồn gốc ==
Dòng 16:
Trong tiếng Việt trung đại, chữ ''d'' được dùng để dùng để ghi phụ âm /d/ [d̪] (âm tắc răng hữu thanh).<ref>Kenneth J. Gregerson. “A study of Middle Vietnamese phonology”. ''Bulletin de la Société des Études Indochinoises'', Nouvelle Série – Tome XLIV, Nº 2, năm 1969, trang 156, 157.</ref> Trong tiếng Việt hiện đại, âm vị được ghi bằng chữ ''d'' không còn là /d/ nữa mà là âm khác, âm khác đó là âm gì thì phụ thuộc vào phương ngữ tiếng Việt mà người viết sử dụng. Trong phương ngữ Bắc Bộ của tiếng Việt hiện đại, âm vị đối ứng với chữ ''d'' là /z/. Trong phương ngữ Nam Bộ, âm vị đối ứng với chữ ''d'' là /j/.<ref>Kenneth J. Gregerson. “A study of Middle Vietnamese phonology”. ''Bulletin de la Société des Études Indochinoises'', Nouvelle Série – Tome XLIV, Nº 2, năm 1969, trang 156.</ref>
 
Trong hầu hết những ngôn ngữ sử dụng chữ Latinh trên thế giới ([[tiếng Anh]], [[tiếng Pháp]],...) cũng như các hệ thống chuyển tự Latinh như [[Bính âm Hán ngữ|pinyin]] ([[Quan thoại|tiếng Quan Thoại]]), [[Rōmaji|romaji]] ([[tiếng Nhật]]), chữ D được phát âm /d/. Vì vậy người nước ngoài thường đọc sai tên người Việt có chữ D đứng đầu thành âm "đờ" (ví dụ như ''dũngdung'' bị đọc là /duŋ/, nghe giống như là "đũngđung"), nên một số người Việt đôi khi thay D bằng Z hoặc thêm Z sau D để biểu thị đúng âm "dờ" (ví dụ như [[Hồ Dzếnh]], [[Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân]]), đặc biệt nếu phải viết tên riêng không dấu (ví dụ như ''[[Doãn (họ)|Doãn]]'' viết thành "Dzoan"/"Zoan" thay vì "Doan" để phân biệt với ''[[Đoàn (họ)|Đoàn]]'', hay ''[[Dương (họ)|Dương]]'' viết thành "Dzuong"/"Zuong" thay vì "Duong" để phân biệt với ''[[Đường (họ)|Đường]]''). [[Chủ tịch Hồ Chí Minh]] khi viết [[Di chúc Hồ Chí Minh|di chúc]] đã viết chữ ''"z"'' thay ''"d"'' (viết ''"nhân zân"'' thay vì viết ''"[[nhân dân]]"'').<ref>{{Chú thích web|url=http://tinhdoancamau.com.vn/home/?74642c7368772c3130312c7067652c|title=Nghiên cứu bút tích di chúc Bác Hồ dưới góc độ ngôn ngữ học|last=|first=|date=|website=Tỉnh Đoàn Cà Mau|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
 
=== Cách dùng khác ===