Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bánh nướng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Đóng khuôn: clean up using AWB
sửa lỗi chính tả.
Dòng 1:
[[Tập tin:Bánh nướng thập cẩm trứng muối.JPG|nhỏ|phải|250px|Miếng bánh nướng nhân thập cẩm trứng muối, Việt Nam]]
'''Bánh nướng''' hay '''bánh nướng trung thu'''<ref name="Nguyễn Thị Bảy">Nguyễn Thị Bảy, ''Quà Hà Nội (tiếp cận từ góc nhìn văn hóa ẩm thực)'', Viện Văn hóa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, trang 323.</ref><ref>Lý Khắc Cung, ''Hà Nội văn hóa và phong tục'', Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội 2000. Trang 196.</ref> là một trong những loại [[bánh trung thu|bánh]] được làm và sử dụng nhiều trong lễ tiết [[trung thu]]<ref>Cao Xuân Phố, Ngô Văn Doanh, Phan Ngọc, Ngô Thế Phong, ''Văn hóa ba nước Đông Dương'', Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội 1992. Trang 40.</ref>. Bánh xuất xứ từ [[ẩm thực Trung Hoa]] nhưng trong chiều dài lịch sử giao thoa, ảnh hưởng và tiếp biến [[văn hóa]], đã lan tỏa và phổ biến tại nhiều quốc gia [[châu Á]] khác. Tại [[Việt Nam]], bánh nướng là loại bánh được làm với lớp vỏ [[bột mì]] vàng sẫm nhờ được nướng trong lò là một trong hai loại bánh không thể thiếu trong dịp phá cỗ trông trăng đêm Trung thu<ref name="dulich.dantri">[http://dulich.dantri.com.vn/du-lich/kham-pha-huong-vi-banh-trung-thu-o-cac-nuoc-1410571068.htm Khám phá hương vị bánh trung thu ở các nước]</ref>, bên cạnh đó cùng với những chiếc bánh với vỏ làm từ [[bột nếp]] vốn mang sắc thái thuần Việt hơn được định danh với tên gọi [[bánh dẻo]].
 
==Lịch sử==
[[Tập tin:Bánh trung thu.JPG|nhỏ|phải|250px|Hộp bánh trung thu 4 chiếc truyền thống của một hiệu bánh gia truyền, Hà Nội, Việt Nam]]
Khi tìm hiểu nguyên ủyvề lễ tết Trung thu, có ba [[truyền thuyết]] vẫn thường được người ta biết đến nhiều nhất là sự tích "[[Hằng Nga]] và [[Hậu Nghệ]]", "[[Đường Minh Hoàng]] lên cung trăng" của Trung Hoa và "sự tích [[chú Cuội]]" của [[Việt Nam]]. Các truyền thuyết này cho thấy rất có thể tết Trung thu khởi nguyên từ nền [[văn minh lúa nước]] vùng đồng bằng [[Nam Trung Hoa]] và đồng bằng [[châu thổ sông Hồng]] Việt Nam<ref name="doisongphapluat">[http://www.doisongphapluat.com/doi-song/an-choi/tet-trung-thu-nguon-goc-va-y-nghia-a106096.html Tết trung thu nguồn gốc và ý nghĩa]</ref>, nơi con người trông [[mặt trăng|trăng]] để xây dựng lịch, làm [[mùa vụ]] và sinh hoạt. Trải qua hàng ngàn năm, tiền nhân đã luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng, theo đó trăng tròn và trăng khuyết như niềm vui và nỗi buồn, như đoàn tụ hay chia ly. Đặc biệt, trăng tròn là biểu tượng của hội tụ, viên mãn, sum vầy, và hình ảnh mặt trăng lộng lẫy kỳ tuyệt giữa [[mùa thu]] hiện thực hóa trọn đầy nhất ý nghĩa này. Từ hình ảnh vầng trăng thu, con người thuở xưa đã ký thác tư tưởng "đoàn viên", "tròn đầy viên mãn" của mình thành biểu tượng là chiếc bánh tròn-bánh trung thu mà người ta gọi nó là "bánh trăng" hay "bánh hình mặt trăng" (月餅 "nguyệt bính")<ref>Trương Thìn, ''Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miếu, truyền thống và hiện đại'', Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội 2004. Trang 121.</ref> món quà để dâng lên bàn thờ tổ tiên dịp tết Trung thu, để đem biếu tặng thể hiện tấm lòng và sự quan tâm của mình tới người thân và để thưởng thức dịp phá cỗ thưởng trăng đêm trung thu.
 
Không thể xác định rõ những chiếc bánh trung thu đầu tiên nói chung và bánh nướng trung thu nói riêng chính xác do nghệ nhân nào hay dân tộc nào khai sinh, nhưng căn cứ trên đặc điểm (sử dụng bột mì và các nguyên liệu làm nhân như trứng muối, dầu ăn), sự phát triển và phổ biến của bánh (với rất nhiều kiểu loại, phong cách) cho thấy bánh ra đời sớm nhất từ [[Trung Quốc]]. Ban đầu là những chiếc bánh nướng nhân thập cẩm gồm nguyên liệu đơn giản như [[hạt hồ đào]], [[hạt dưa]]; mặt bánh thường trang trí nhiều họa tiết, hình [[mặt trăng]], [[thỏ ngọc]], hay những chữ viết cách điệu mang đến điều tốt lành. Sau một thời gian, [[bánh dẻo]] xuất hiện với lớp vỏ bên ngoài khác biệt còn nhân bên trong tương tự. Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp tết Trung thu đã có từ thời [[Bắc Tống]], cách đây trên 1.000 năm<ref name="doisongphapluat"/>.
 
Tại Việt Nam, nền [[ẩm thực Việt Nam|ẩm thực]] truyền thống đặc trưng sử dụng các sản phẩm từ [[lúa|lúa gạo]] (chứ không phải [[lúa mì]]) và không thịnh hành các món sử dụng lò nướng, có nhiều điểm dị biệt so với ẩm thực Trung Hoa. Bánh nướng trung thu ở quốc gia Đông Nam Á này cũng vì thế mà sinh sau đẻ muộn hơn, là "em" của bánh dẻo trung thu<ref name="Lý Khắc Cung 2">Lý Khắc Cung, ''Chân dung Thăng Long Hà Nội'', Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội 2004. Trang 121.</ref>. Loại bánh đầutiên đànphong trong các loại bánh nướng<ref name="Nguyễn Thị Bảy"/> này dường như mới chỉ xuất hiện từ năm 1930<ref name="Lý Khắc Cung 2"/>.
 
==Đặc điểm==